Sự thật về “Dự án vườn Sâm Ngọc Linh ảo” nhằm hút đầu tư?
Gần đây trên thị trường có các luồng thông tin về những “dự án vườn Sâm Ngọc Linh ảo” nhằm thu hút các nhà đầu tư “rót vốn”. Vậy thực hư vấn đề này là như thế nào?
Vì sao doanh nghiệp tạo ra “vườn sâm ảo” để thu hút nhà đầu tư?
Ngọc Linh liên sơn hay khối núi Ngọc Linh là khối núi cao nhất miền Trung Việt Nam, nằm trên dải Trường Sơn, là một phần của Trường Sơn Nam. Khối núi này nằm trên phần cao nguyên phía Bắc Tây Nguyên, Việt Nam, trong địa phận các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai. Trong dãy Ngọc Linh có loài nhân sâm nổi tiếng Việt Nam mang tên sâm Ngọc Linh, hay sâm Việt Nam, sâm trúc, sâm Khu Năm (Panax vietnamensis thuộc Họ Cuồng cuồng Araliaceae) mọc tập trung ở các huyện miền núi Ngọc Linh thuộc Kon Tum và Quảng Nam ở độ cao 1.500 đến 2.100m.
Theo TS Nguyễn Bá Hoạt, cán bộ Viện Dược liệu Việt Nam, về mặt hoá học, thân rễ và rễ củ sâm Ngọc Linh đã phân lập được 52 saponin, trong đó, 26 sanopin thường thấy ở sâm Triều Tiên, sâm Mỹ, sâm Nhật. Trong lá và cọng đã phân lập được 19 saponin dammaran, trong đó có 8 saponin có cấu trúc mới. Ngoài thành phần chính là saponin, trong sâm Ngọc Linh còn xác định 17 amino acid, 20 chất khoáng vi lượng và hàm lượng tinh dầu là 0,1%.
Chính vì vậy, “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh đã trở thành một thương hiệu lớn. Giá trị cao, sâm Ngọc Linh được xem là cây trồng có thể giúp người dân thoát nghèo và làm giàu trên mảnh đất của mình. Đồng thời, sâm Ngọc Linh cũng trở thành đối tượng được các nhà đầu tư trong và ngoài nước ưu ái trong những năm gần đây.
Sự thật phía sau “vườn sâm ảo” là gì?
Các dự án vườn sâm Ngọc Linh hiện nay đang ngày càng “nở rộ”. Nhiều trong số đó vướng phải những nghi vấn về độ xác thực và bị gắn mác “vườn sâm ảo”. Tìm hiểu sâu hơn được biết những dự án “vườn sâm ảo” này thực chất đều có thật dưới hình thức kinh doanh hợp tác liên kết.
Mô hình hợp tác liên kết hiện nay được xem là mô hình hoạt động kinh doanh khá phổ biến vì những hiệu quả về vốn mà nó mang lại. Mô hình công ty liên kết chính là sự thỏa thuận giữa các công ty để thực hiện hoạt động kinh doanh chung, phát sinh lợi nhuận và chia lợi nhuận theo tỷ lệ sở hữu của mỗi công ty sau khi đã thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
Tuy nhiên, thông tin ký kết hợp tác giữa các doanh nghiệp chưa có sự đồng bộ xuyên suốt “từ trong ra ngoài”, với các cấp chính quyền địa phương và sự nhất quán với các kênh truyền thông. Đây là nguyên nhân đã dẫn đến hiểu lầm không đáng có về sự “tồn tại” của các dự án “vườn sâm ảo” được sinh ra từ các mô hình hợp tác liên kết kinh doanh này. Điều này gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính, thậm chí còn bị ảnh hưởng không tốt đến danh tiếng.
Trong số các dự án vườn sâm Ngọc Linh thường bị hiểu nhầm có dự án MHG Farm được triển khai tại tỉnh Kon Tum. Đây là dự án vườn sâm Ngọc Linh kết hợp mô hình nghỉ dưỡng sinh thái do MHG làm chủ đầu tư. Được biết, năm 2021, MHG đã mua lại Hợp tác xã (HTX) Tuyết Sơn (huyện Kon Plông), một HTX chuyên về trồng sâm. Đến thời điểm hiện tại, MHG đang sở hữu 100% vốn tại HTX này và toàn bộ hội đồng quản trị của HTX đã được thay thế bằng người của MHG. Hiện HTX này đang trồng các loại sâm như sâm dây, sâm đương quy. Kế hoạch sắp tới vào tháng 03/2022, HTX này sẽ tiến hành trồng thử nghiệm 30.000 gốc sâm Ngọc Linh tại MHG Farm Kon Tum. Đây cũng chính là vườn sâm Ngọc Linh nằm trong dự án MHG Farm có tổng diện tích 41ha, bao gồm nghỉ dưỡng kết hợp trồng dược liệu tại Măng Đen được đề cập đến trên các phương tiện đại chúng.
Trước đó, MHG cũng đã tiến hành ký kết hợp tác dưới hình thức liên kết với các đối tác trồng sâm Ngọc Linh tại địa phận Quảng Nam, tận dụng thế mạnh của mỗi bên để đẩy mạnh phát triển dự án. Có thể kể đến như dự án trồng thành công 30,000 gốc sâm Ngọc Linh tại Trà Nam bằng việc ứng dụng mô hình công nghệ cao. Dựa trên kết quả đặc biệt khả quan đó, năm 2022, dự kiến sẽ tiếp tục triển khai thêm 30.000 gốc sâm Ngọc Linh tại Trà Nam và 200.000 gốc sâm Ngọc Linh tại Trà Linh.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Mỹ Hạnh (MHG) được thành lập vào năm 2017 tại trụ sở tại 39 Nguyễn Quốc Trị, Cầu Giấy, Hà Nội, do bà Mỹ Hạnh làm Chủ tịch HĐQT ra đời với lĩnh vực kinh doanh chuyên về các sản phẩm và hệ sinh thái từ sâm Ngọc Linh như đầu tư và phát triển bất động sản nghỉ dưỡng sinh thái; Spa dược liệu sâm… Kể từ năm 2017, MHG đã tiến hành nghiên cứu và cho ra đời đa dạng các dòng sản phẩm với thương hiệu sâm Ngọc Linh MHG được chiết xuất từ sâm Ngọc Linh, tạo được tiếng vang trên thị trường và là một trong những doanh nghiệp góp phần quảng bá thương hiệu “Quốc bảo” sâm Ngọc Linh ra thị trường Quốc tế.
Theo đó, MHG đã tiến hành ký kết hợp đồng cố vấn sâm Ngọc Linh với các chuyên gia đầu ngành: Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Trần Đình Toán và Giáo sư Nguyễn Đức Trọng. Năm 2021 cũng là năm đánh dấu sự hợp tác chiến lược giữa MHG Việt Nam và Viko Hàn Quốc trong các dự án phối hợp trồng và nghiên cứu sâm Ngọc Linh của Việt Nam.
Đến cuối năm 2021, MHG vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm vàng vì sức khỏe cộng đồng” do Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam (VAFF) tổ chức. Thực tế, thông qua các dự án vườn sâm Ngọc Linh, MHG cũng đã tạo ra hàng nghìn việc làm cho bà con lao động vùng cao, góp phần ổn định an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo ở các xã miền núi. Ý nghĩa xã hội và cộng đồng này của MHG đã được đánh giá cao và trở thành hình mẫu kinh doanh nổi bật thời kỳ mới.
Tạm kết sự thật về các dự án “vườn sâm Ngọc Linh ảo”
Các dự án vườn sâm Ngọc Linh thường đi kèm với giá trị đầu tư khổng lồ cùng sự đáp ứng về hồ sơ pháp lý vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt. Do vậy, việc “vẽ dự án sâm Ngọc Linh ảo” để thu hút đầu tư là việc khó có thể xảy ra, đặc biệt trong thời đại thông tin phẳng như hiện nay.