Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 10/09/2021 21:45 (GMT+7)

Sự sống kỳ diệu của bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam, chỉ nặng 0,4kg

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 9/9, các bác sĩ tại Bệnh viện Phụ sản trung ương đã cứu sống một bé sinh non nhẹ cân nhất từ trước đến nay. Tại thời điểm sinh, bé nặng 400g, chỉ nhỏ như một chiếc xi lanh 50ml, lọt thỏm trong lòng bàn tay của nhân viên y tế.

Ngày 9/9, BV Phụ sản Trung ương cho biết, bệnh viện vừa nuôi sống thành công bé sơ sinh nặng 400g, chào đời khi mới 27 tuần tuổi. Đây là trường hợp bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam được cứu sống.

Sự sống kỳ diệu của bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam, chỉ nặng 0,4kg Ảnh 1
Thời điểm em bé mới sinh ra chỉ nặng 400g. (Ảnh: BVCC).

Trước đó, ngày 1/6, sản phụ A. (quê huyện Yên Thành, Nghệ An) được mổ đẻ vì thai chậm phát triển trong tử cung, suy thai, mẹ bị tiền sản giật. Ngay sau sinh, em bé trong tình trạng suy dinh dưỡng nặng, teo đét, bụng chướng, thở nấc, phải thở máy.

Bác sĩ Lê Minh Trác, Giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản trung ương cho biết), với một em bé nặng 400gram non tháng sẽ có 8 nguy cơ sau sinh, gồm: Ngạt; suy hô hấp; hạ thân nhiệt; xuất huyết đặc biệt nguy hiểm (xuất huyết não, phổi); khó khăn nuôi dưỡng, dễ viêm ruột hoại tử; nhiễm trùng sơ sinh (viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu); rối loạn chuyển hóa; vàng da, tan máu, thiếu máu.

Ngay khi mổ lấy thai, các bác sĩ đã tiến hành hồi sức sơ sinh, tận dụng thời gian vàng cấp cứu bé. Đặc biệt, BV thực hiện chiến lược chống nhiễm trùng nhiều tầng để kiểm soát nhiễm khuẩn cho em bé.

Sự sống kỳ diệu của bé sinh non nhẹ cân nhất Việt Nam, chỉ nặng 0,4kg Ảnh 2
Sau 3 tháng 9 ngày chăm sóc, hiện tại bé đã nặng 1,8kg. (Ảnh: BVCC).

Khi mới sinh, em bé được nuôi dưỡng tĩnh mạch hoàn toàn, đến ngày thứ 15, bữa ăn đầu tiên qua đường miệng, em bé chỉ ăn 1,5-2ml/bữa. Sau 23 ngày, bé ăn 5ml sữa/bữa, với tần suất ăn 16 bữa một ngày, nhỏ sữa từng giọt cho em bé.

Theo các bác sĩ, em bé nặng 400g thì chân bé nhỏ chưa bằng ngón tay út của người lớn. Do đó, việc nuôi tĩnh mạch, lấy ven vô cùng khó khăn.

Sau 3 tháng 9 ngày chăm sóc, hiện tại bé đã nặng 1,8kg. Trẻ tự thở khí trời, ăn sữa đạt 200ml/ngày.

PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc BV Phụ sản Trung ương cho biết, với trẻ sinh non cực kỳ thấp cân sẽ có các nguy cơ như ngạt, suy hô hấp, hạ thân nhiệt, xuất huyết, nhiễm trùng sơ sinh, rối loạn chuyển hóa, vàng da, tan máu, thiếu máu.

Đối với trường hợp bé nặng 400g vừa qua, PGS. Trần Danh Cường cho biết, thời điểm em bé được sinh ra, các y, bác sĩ không dám nghĩ em bé hồi phục diệu kỳ như hôm nay. Đây là thành quả khẳng định trình độ, sự kiên trì của cả bác sĩ và gia đình bệnh nhân.

Cùng chuyên mục

Đồng Nai ghi nhận ca bệnh từ vi khuẩn Whitmore đầu tiên
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai, đến ngày 3/9, tình trạng sức khỏe của bệnh nhi T.T.D.M., (14 tuổi, ngụ xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, Đồng Nai) bị nhiễm vi khuẩn Burkholderia pseudomallei, là vi khuẩn gây bệnh Whitmore đã ổn định và đang tiếp tục điều trị theo phác đồ, dự kiến 2 tuần nữa bệnh nhi được xuất viện. Đây là ca bệnh nhiễm vi khuẩn Whitmore đầu tiên ghi nhận ở Đồng Nai.

Tin mới

Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.