Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 27/05/2024 06:01 (GMT+7)

Số người chết vì bệnh tim mạch ở châu Âu do ô nhiễm không khí giảm mạnh

Theo dõi GĐ&PL trên

Báo cáo của Liên đoàn Tim mạch Thế giới (WHF) cho biết, từ năm 2010 đến năm 2019, số ca tử vong trong khu vực châu Âu vì bệnh tim do ô nhiễm không khí đã giảm 19,2% và do đột quỵ giảm 25,3%.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Số người chết vì bệnh tim mạch ở châu Âu do ô nhiễm không khí đã giảm mạnh khi các quốc gia siết chặt hoạt động phát thải độc hại.

Theo báo cáo của Liên đoàn Tim mạch Thế giới (WHF) cho biết, từ năm 2010 đến năm 2019, số ca tử vong trong khu vực do bệnh tim do ô nhiễm đã giảm 19,2% và do đột quỵ giảm 25,3%.

Điều này làm giảm 88.880 ca tử vong do bệnh tim và ít hơn 34.317 ca tử vong do đột quỵ.

Châu Âu cũng ghi nhận mức giảm hằng năm lớn nhất của bụi mịn PM2.5 - chất gây ô nhiễm không khí có liên quan chặt chẽ nhất đến các tác động có hại cho sức khỏe - so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2019.

Na Uy, Bồ Đào Nha và Pháp có tỷ lệ tử vong do bệnh tim thấp nhất khi tính đến cơ cấu tuổi của dân số.

Mark Miller, chuyên gia thuộc Đại học Edinburgh, Chủ tịch Nhóm chuyên gia về ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu của WHF, cho biết các số liệu của châu Âu là “đáng yên tâm.”

Ông nhấn mạnh châu Âu đã tạo ra sự khác biệt nhờ hành động giải quyết ô nhiễm từ giao thông vận tải, cải thiện thiết kế đô thị, cắt giảm khí thải từ các ngành công nghiệp, và nhất là tránh xa việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch.

Ông Miller cảnh báo số liệu thống kê vẫn đánh giá thấp mức độ hậu quả về tim mạch do ô nhiễm không khí gây ra. Thành tựu của châu Âu không được nhân rộng ở nhiều nơi khác trên thế giới.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy ô nhiễm không khí - cả ngoài trời và trong nhà - đang góp phần gây ra ít nhất 4 triệu ca tử vong do bệnh tim mạch mỗi năm trên toàn thế giới, thể hiện điều mà WHF gọi là “thách thức đáng kinh ngạc đối với sức khỏe toàn cầu.”

WHF cho biết khoảng 70% số ca tử vong do bệnh tim hiện nay có liên quan đến ô nhiễm. Khi tính đến một loạt căn bệnh khác, chẳng hạn như bệnh phổi và tiểu đường, gần 7 triệu ca tử vong hằng năm có liên quan đến ô nhiễm, một con số mà các nhà nghiên cứu cho biết gần như ổn định trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2019 nhưng có thể là con số thấp.

Theo WHF, ở nhiều khu vực ở Đông Nam Á, châu Phi và phía Đông Địa Trung Hải, ô nhiễm không khí cao gấp 10 lần mức an toàn được khuyến nghị.

Xuất phát từ giao thông, công nghiệp, nông nghiệp và cháy rừng, cũng như ô nhiễm trong nhà do nhiên liệu sinh hoạt, gánh nặng được phân bổ một cách không đồng đều.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy, tử vong do bệnh tim do ô nhiễm đã tăng tới 27% trong giai đoạn 2010-2019 ở tất cả các khu vực ngoại trừ châu Mỹ và châu Âu.

Trên khắp thế giới, mặc dù nhận thức rằng ô nhiễm không khí có thể gây hại cho sức khỏe ngày càng tăng, nồng độ bụi mịn PM2.5 vẫn chỉ giảm 1% trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến năm 2019. Báo cáo cho biết chúng vẫn ở mức “cao đáng báo động.”

Báo cáo cũng cho biết Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị các quốc gia không nên vượt quá mức ô nhiễm không khí 5 microgam PM2.5/mét khối nhưng hầu hết đều “vượt quá ngưỡng đó và chỉ 64% có các điều luật được thiết lập bao gồm các tiêu chuẩn chất lượng không khí ngoài trời”.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Sức hút Blanca City khi Vũng Tàu trở thành “đô thị biển động lực” của TP.HCM mới
Khi mọi con mắt dồn chú ý vào “siêu đô thị” mới sau hợp nhất, Vũng Tàu cũng bước vào giai đoạn chuyển mình mạnh mẽ với những dự án hạ tầng liên vùng và chiến lược phát triển vươn tầm quốc tế. Tại đây, “Thành phố trắng bên đại dương” Blanca City nổi lên như biểu tượng phồn thịnh mới, hội tụ giá trị sống, nghỉ dưỡng và đầu tư ngay trung tâm Bãi Sau nhờ mô hình "all-in-one" và hệ tiện ích khổng lồ.
7 lý do hàng đầu khiến các thương hiệu lớn luôn ưu tiên công ty sự kiện uy tín
Trong một thế giới nơi hình ảnh thương hiệu đóng vai trò sống còn, các thương hiệu lớn luôn đặc biệt cẩn trọng khi tổ chức bất kỳ sự kiện nào. Từ lễ ra mắt sản phẩm, hội nghị khách hàng, đến các hoạt động nội bộ hay PR cộng đồng – mọi sự kiện đều phải được tổ chức một cách chuyên nghiệp, bài bản và chỉn chu đến từng chi tiết.
Vì sao bất động sản lõi trung tâm luôn là cuộc săn đón không có điểm dừng?
Từ Manhattan (New York), The Peak (Hong Kong) đến Ginza (Tokyo), hay Đà Nẵng (Việt Nam), bất động sản giữa “trái tim” các siêu đô thị luôn là "tài sản sưu tầm" được giới tinh hoa săn đón. Bởi, giá trị của chúng không chỉ nằm ở tiện ích hay thiết kế, mà còn ở việc nắm giữ vị trí độc bản, không thể sao chép, tôn vinh vị thế chủ nhân.
Quốc hội chính thức thông qua phương án 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh và có hiệu lực ngay
Sáng ngày 12/6, tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 461/465 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết của Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày được thông qua.
Từ ký ức mất mát đến hành trình chữa lành: Câu chuyện của người phụ nữ mang sức khỏe đến cộng đồng
Từng bất lực nhìn cha rời xa vì bệnh tật, Trần Thị Huyền Trang - một người phụ nữ bình dị tại Mê Linh (Hà Nội) - đã chọn bước ra từ nỗi đau để lan tỏa sức khỏe chủ động đến cộng đồng. Không phô trương, không ồn ào, câu chuyện của chị là minh chứng rằng từ vết thương, ta vẫn có thể gieo lên những mầm sống bền bỉ và nhân hậu.
Bệnh viện Đại Học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai cấp cứu thành công bệnh nhân uống thuốc còn nguyên vỏ
Nhập viện trong tình trạng nuốt đau, khó thở, bác sĩ phát hiện một viên thuốc còn nguyên vỏ đang kẹt lại trong thực quản của bệnh nhân. Uống thuốc còn nguyên vỉ là một trường hợp hy hữu nhưng đầy cảnh báo, một lần nữa gióng lên hồi chuông về sự cẩn trọng khi sử dụng thuốc.