Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 16/05/2024 17:00 (GMT+7)

WHO: Bệnh tim mạch khiến 10.000 người châu Âu tử vong mỗi ngày

Theo dõi GĐ&PL trên

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 15/5 cảnh báo bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 40% số ca tử vong ở châu Âu, kêu gọi người châu Âu giảm lượng muối tiêu thụ.

Ngày 15/5, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết bệnh tim mạch là nguyên nhân dẫn đến 40% số ca tử vong ở châu Âu (tương đương 10.000 ca tử vong/ngày, hay 4 triệu ca/năm), đồng thời kêu gọi người dân giảm lượng muối tiêu thụ trong bữa ăn.

Châu Âu hiện là khu vực có tỷ lệ mắc bệnh cao huyết áp lớn nhất thế giới. Cụ thể, trong nhóm tuổi từ 30-79, cứ 3 người thì có 1 người bị cao huyết áp, thường là do ăn nhiều muối.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT).

Theo thống kê, có 51 trong số 53 quốc gia ở khu vực châu Âu của WHO ghi nhận lượng muối tiêu thụ trung bình hằng ngày cao hơn mức khuyến nghị tối đa của WHO là 5 gram (tương đương một thìa cà phê), phần lớn do thực phẩm chế biến sẵn và đồ ăn vặt.

WHO nhấn mạnh việc ăn nhiều muối làm tăng huyết áp, đây là nguy cơ hàng đầu gây ra các bệnh tim mạch như đau tim và đột quỵ. Báo cáo của WHO cho thấy nam giới tại châu Âu có nguy cơ tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn gần 2,5 lần so với phụ nữ.

Tuy nhiên, nguy cơ này cũng có sự khác biệt theo địa lý, trong đó xác suất tử vong sớm (30-69 tuổi) do bệnh tim mạch ở Đông Âu và Trung Á cao gần gấp 5 lần so với Tây Âu.

Trước tình hình này, Giám đốc của WHO tại châu Âu Hans Kluge cho rằng từ nay đến năm 2030, việc thực hiện các chính sách nhằm giảm 25% lượng muối ăn có thể giúp 900.000 người tránh được các bệnh tim mạch.

Khoảng 200.000 người Việt Nam tử vong mỗi năm vì bệnh tim mạch

Tại Việt Nam, theo thống kê của Bộ Y tế, tử vong do các bệnh liên quan tới tim mạch hơn cả tử vong do ung thư, hen phế quản và đái tháo đường cộng lại. Tại Việt Nam, mỗi năm có khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% ca tử vong.

Ở Việt Nam, sự thay đổi nhân khẩu học hướng tới dân số già hơn hiện nay sẽ đi kèm với sự gia tăng đáng kể về tỷ lệ mắc bệnh tim mạch. Bệnh tim mạch là bệnh được chẩn đoán thường xuyên nhất cũng như là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở người cao tuổi.

Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam đang là một trong những quốc gia có tốc độ già hoá nhanh nhất thế giới.

Với tỷ lệ dân số già tăng nhanh trong giai đoạn 2009-2019 (từ 8,68% lên 11,86%), dự kiến đạt mức 16,5% vào năm 2029, Việt Nam có thể xem là sẽ bước vào thời kỳ dân số già vào năm 2036.

Một trong những thách thức nổi cộm về mặt y tế là bệnh lý tim mạch ở người cao tuổi vốn đã phổ biến và thường có sự xuất hiện của nhiều bệnh đồng mắc như rung nhĩ kèm suy tim, rung nhĩ kèm suy thận, đặc biệt là đột quỵ.

Đáng lưu ý, bệnh lý tim mạch ở người lớn tuổi ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, có nguy cơ tử vong cao và là một gánh nặng kinh tế đáng kể cho cả cá nhân lẫn xã hội.

Nhiều người vẫn nghĩ bệnh lý tim mạch thường được cho là chỉ gặp ở người lớn tuổi. Song trên thực tế, tần suất mắc bệnh ở người trẻ và trung niên cao hơn, bệnh tim mạch có thể xảy ra với bất kỳ ai và bất kỳ lứa tuổi nào và tuổi mới bị mắc cũng ngày càng trẻ hóa.

Theo các chuyên gia của Viện Tim mạch Quốc gia, các bệnh lý tim mạch chủ yếu có liên quan đến các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm yếu tố về gia đình, chủng tộc, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường…

Bên cạnh đó còn là các yếu tố nguy cơ liên quan đến lối sống như: lười vận động, thói quen có hại, hút thuốc lá, uống rượu quá mức, chế độ ăn uống không lành mạnh; ô nhiễm môi trường, căng thẳng (stress) và có cả sự thiếu hiểu biết hoặc chủ quan trong tiếp cận phòng-chữa bệnh.

Kinh nghiệm của các nước phát triển cũng như các thành tựu khoa học cho thấy, hầu hết các bệnh tim mạch có thể phòng ngừa và chữa được một cách chủ động.

Với những hành động tưởng chừng như rất đơn giản như tuyên truyền, hướng dẫn mọi người không hút thuốc lá, ăn giảm mặn, không ăn nhiều mỡ động vật, hạn chế uống rượu bia, tập vận động thể lực mỗi ngày… có thể giúp mỗi người tránh được ít nhất 80% các ca tử vong sớm do bệnh tim mạch.

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.