Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 03/02/2023 08:00 (GMT+7)

Số ca ngộ độc rượu tăng cao, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn

Theo dõi GĐ&PL trên

Cục An toàn thực phẩm yêu cầu các đơn vị phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu.

Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay, theo báo cáo của Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Khoa hồi sức cấp cứu của bệnh viện một số tỉnh/thành ghi nhận nhiều trường hợp cấp cứu liên quan đến việc sử dụng rượu không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ, rượu có hàm lượng methanol cao, trong đó đã có ca tử vong.

Đa số các trường hợp vào viện đều trong tình trạng nôn nhiều, mệt mỏi, thậm chí hôn mê.

Đặc biệt, chỉ 2 ngày sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Trung tâm Chống độc đã tiếp nhận hàng loạt bệnh nhân ngộ độc cồn methanol do uống phải rượu rởm, thậm chí có trường hợp đã tử vong.

Bệnh nhân ngộ độc cồn methanol với hình thái, nguồn gốc khác nhau. Đó là trường hợp uống phải rượu rởm như 7 người ở Thái Bình, uống phải cồn sát trùng rởm dẫn tới tử vong (trường hợp ở Vĩnh Phúc) hay uống phải hóa chất lau chùi, hóa chất đốt…

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ

Tình trạng này cũng được ghi nhận ở các bệnh viện tỉnh, thành. Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) thông tin trong 5 ngày nghỉ Tết Nguyên đán, cơ sở này đã tiếp nhận cấp cứu nội soi cho 13 bệnh nhân bị xuất huyết tiêu hóa do giãn vỡ tĩnh mạch thực quản, ổ loét dạ dày liên quan đến rượu, bia.

Trong đó, các bác sĩ đã huy động 15 đơn vị máu, huyết tương truyền cho bệnh nhân bị thiếu máu nghiêm trọng do xuất huyết tiêu hóa. Tại viện này, thời điểm cận Tết, trong và sau kỳ nghỉ này, tỷ lệ bệnh nhân nhập viện do xuất huyết tiêu hóa gia tăng đột biến so với ngày thường.

Nguyên nhân là người dân sử dụng nhiều rượu, bia dẫn đến biến chứng xuất huyết tiêu hóa.

Trước tình hình trên, Cục An toàn thực phẩm đã có công văn đề nghị đề nghị các đơn vị tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ ngộ độc rượu, ngộ độc methanol. Đặc biệt đối với các đối tượng có tiền sử nghiện rượu; cấp cứu, điều trị kịp thời để tránh các diễn biến xấu đối với sức khỏe bệnh nhân.

Cục cũng yêu cầu các đơn vị phối hợp với các đơn vị chức năng của ngành Công thương tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu.

Cụ thể chú trọng kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu nhỏ lẻ, đặc biệt các cơ sở nấu rượu thủ công để ngăn chặn kịp thời các loại rượu sản xuất, pha chế không đảm bảo an toàn, rượu không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng đưa ra lưu thông trên

Cục An toàn thực phẩm cũng đề nghị tăng cường thông tin, hướng dẫn người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo đảm an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh rượu, không lạm dụng rượu và bảo đảm an toàn khi lựa chọn, sử dụng rượu.

“Tuyệt đối không sử dụng các loại động, thực vật lạ, không rõ chủng loại, nguồn gốc để ngâm rượu uống, không uống rượu không rõ nguồn gốc xuất xứ hoặc không có nhãn mác bán trôi nổi trên thị trường”, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo./.

Cùng chuyên mục

Cập nhật nghiên cứu mới, phương pháp điều trị tiên tiến nhất trong lĩnh vực ung thư
“Số ca bệnh ung thư mắc mới không ngừng gia tăng, gây áp lực không nhỏ cho công tác tiếp nhận, điều trị của Bệnh viện Ung bướu Thành phố Hồ Chí Minh. Việc chuyển giao kỹ thuật, nâng cao năng lực của các bệnh viện tuyến tỉnh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho người bệnh, nâng cao chất lượng điều trị cũng như giảm tải cho tuyến trên”.
Dịch sởi ở khu vực phía Nam tiếp tục tăng mạnh
Rà soát trẻ cư trú trên địa bàn và khẩn trương tiêm vaccine, tăng độ bao phủ của vaccine trong cộng đồng là chìa khóa kiểm soát dịch sởi đang ngày càng lan rộng hiện nay. Đây là giải pháp được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến về công tác phòng chống dịch khu vực phía Nam do Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức chiều 4/12.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.

Tin mới

Khắc phục một số tồn tại trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công tại Bộ Y tế
Chiều 6/12, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Nguyễn Văn Cường ký ban hành Kết luận thanh tra trách nhiệm về thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ Y tế. Trong đó, cơ quan thanh tra đã chỉ ra một số thiếu sót, khuyết điểm trong việc giải quyết thủ tục hành chính tại Bộ Y tế.