Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 28/02/2024 06:56 (GMT+7)

Sắp diễn ra nhật thực toàn phần tại Bắc Mỹ

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 8/4 tới, các quốc gia ở khu vực Bắc Mỹ sẽ được chứng kiến nhật thực toàn phần, một sự kiện thiên văn kỳ thú sẽ chỉ lặp lại sau 21 năm nữa.

Theo NASA, nhật thực toàn phần ngày 8/4/2024 sẽ đi qua một số quốc gia khu vực Bắc Mỹ bao gồm Mexico, Mỹ và Canada. Cụ thể, nhật thực toàn phần sẽ bắt đầu trên Nam Thái Bình Dương. Nếu thời tiết thuận lợi, địa điểm đầu tiên ở lục địa Bắc Mỹ có thể chứng kiến hiện tượng nhật thực toàn phần là bờ biển Thái Bình Dương của Mexico vào khoảng 11:07 sáng giờ PDT.

Đường đi của nhật thực sau đó tiếp tục từ Mexico, đi vào Mỹ ở khu vực bang Texas và đi qua Oklahoma, Arkansas, Missouri, Illinois, Kentucky, Indiana, Ohio, Pennsylvania, New York, Vermont, New Hampshire và Maine. Một số khu vực nhỏ ở Tennessee và Michigan cũng có thể chứng kiến nhật thực toàn phần.

Nhật thực toàn phần sau đó sẽ đi vào Canada ở khu vực Nam Ontario và tiếp tục đi qua Quebec, New Brunswick, Prince Edward Island và Cape Breton. Nhật thực sẽ rời lục địa Bắc Mỹ trên bờ biển Đại Tây Dương của Newfoundland, Canada, lúc 5:16 chiều theo giờ NDT.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ (Nguồn: IT).

Ở bất cứ nơi nào dọc theo tuyến đường của nhật thực, thời gian nhật thực toàn phần dài nhất sẽ là 4 phút 28 giây, gần gấp đôi so với nhật thực năm 2017 tại Bắc Mỹ.

Trong trường hợp người dân muốn quan sát sự kiện thiên văn này, các nhà khoa học không khuyến cáo nhìn thẳng vào Mặt Trời mà không có thiết bị bảo vệ mắt chuyên dụng, ngoại trừ trong giai đoạn ngắn khi Mặt Trăng che khuất hoàn toàn Mặt Trời. Việc nhìn mặt trời qua ống kính máy ảnh, ống nhòm hoặc kính thiên văn mà không có bộ lọc chuyên dụng cũng sẽ khiến người quan sát bị tổn thương mắt nghiêm trọng.

Khi xem trực tiếp nhật thực, người dân được khuyến cáo quan sát Mặt Trời thông qua kính nhật thực hoặc thiết bị quan sát mặt trời cầm tay. Kính nhật thực không phải là kính râm thông thường mà nó tối hơn hàng nghìn lần và đồng thời phải tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 12312-2.

Người dân cũng được khuyến cáo kiểm tra kính nhật thực hoặc thiết bị cầm tay trước khi sử dụng xem có vết rách, trầy xước hay hư hỏng không. Nếu muốn quan sát nhật thực qua ống kính máy ảnh, kính thiên văn, ống nhòm hoặc bất kỳ thiết bị quang học nào khác, người dân cần sử dụng bộ lọc chuyên dụng và không được quan sát khi đeo kính nhật thực. Nguyên nhân là do việc quan sát nhật thực qua thiết bị quang học bằng kính nhật thực có thể khiến các tia mặt trời tập trung lại và gây tổn thương mắt.

Nhật thực toàn phần dài nhất từng ghi nhận là 7 phút 28 giây, diễn ra vào ngày 15/6 năm 743 trước Công nguyên tại Ấn Độ Dương, vùng biển ngoài khơi Kenya và Somalia, châu Phi, theo NASA.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.