Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 09/09/2022 10:27 (GMT+7)

Sáng 9/9: Bệnh nhân COVID-19 nặng ở nước ta tiếp tục tăng

Theo dõi GĐ&PL trên

Số ca mắc mới COVID-19 đang có chiều hướng gia tăng, bệnh nhân nặng cũng tăng lên cùng đó liên tục 7 ngày qua đều ghi nhận bệnh nhân tử vong.

Bộ Y tế cho biết ngày 8/9 có 3.191 ca mắc mới COVID-19. Trong ngày có hơn 8.500 bệnh nhân khỏi, cao gấp hơn 2,5 lần số mắc mới; có 1 bệnh nhân tại Quảng Ninh tử vong. Đây cũng là ngày thứ 7 liên tiếp ghi nhận từ 1-2 trường hợp tử vong mỗi ngày tại một số địa phương.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.431.823 ca nhiễm, đứng thứ 12/227quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 112/227 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 115.186 ca nhiễm).

tm-img-alt
Ảnh: Internet

Tổng số người mắc COVID-19 ở nước ta đã khỏi đến nay là: 10.261.401 ca; Hiện nay đang điều trị, giám sát 1.127.298 trường hợp, trong đó có 154 trường hợp nặng đang điều trị, trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 139; Thở ô xy dòng cao HFNC: 5; Thở xâm lấn: 10.

Tổng hợp trong 7 ngày trở trở lại đây có khoảng 17.500 ca mắc mới, như vậy trung bình mỗi ngày ghi nhận khoảng hơn 2.500 ca mắc COVID-19, trong đó có 3 ngày liên tiếp ca mới vượt mốc 3.000; số bệnh nhân nặng đang điều trị cũng gia tăng trong 3 ngày nay khoảng 150 bệnh nhân/ ngày. Tại nhiều địa phương đã ghi nhận các biến thể phụ mới của Omicron với khả năng lây nhanh hơn.

Theo Bộ Y tế, dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Do đó, Bộ Y tế tiếp tục chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch, sự xuất hiện của các biến chủng mới; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về các biến chủng.

Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan, các địa phương tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch bệnh và tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến thể mới của COVID-19.

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 - dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Cùng chuyên mục

33 học sinh nhập viện sau bữa ăn trưa
Sau bữa ăn trưa 27/3, nhiều học sinh của Trường Tiểu học Quang Hanh (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh) phải nhập viện do có biểu hiện buồn nôn, đau bụng.
Nhiều bệnh nhân lao phát hiện muộn
Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng, chống lao.
Hà Nam: Chủ động phòng, chống bệnh Sởi/Rubella
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.
Sửa bình nóng lạnh, suýt mất ngón tay do bị điện giật
Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài. Bỏng do dòng điện có thể gây ra các tổn thương bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ như ngừng hô hấp, ngừng tim, hoặc tàn phế.

Tin mới

Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.