Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 09/06/2021 07:20 (GMT+7)

Ra quyết định thu học phí gây tranh cãi, HV Báo chí và Tuyên truyền lên tiếng

Theo dõi GĐ&PL trên

Đại diện Học viện Báo chí và Tuyên truyền lên tiếng về quyết định yêu cầu học sinh đóng trước học phí năm học 2021 - 2022 trong khi năm học này chưa kết thúc.

Theo thông báo mới đây của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, để chuẩn bị cho việc đăng ký học tập theo hệ thống tín chỉ học kỳ I năm học 2021 - 2022, học viện tạm thu học phí kỳ 1 năm 2021 - 2022 với sinh viên các lớp đại học chính quy các khoá 38, 39, 40.

Cụ thể, mức tạm thu học phí học kỳ I năm học tới là 20 tín chỉ x mức thu/1 tín chỉ của từng khoá. Thời gian nộp học phí học kỳ I và các kỳ còn nợ trước đó từ ngày 31/5 đến hết ngày 13/6. Những sinh viên không nộp đủ học phí của kỳ 1 năm học 2021 - 2022 sẽ không đăng ký được tín chỉ.

Theo quy định của trường, mức học phí với sinh viên khoá 38 là 257.000/tín chỉ; khoá 39: 269.700/tín chỉ; khoá 40: 274.000/tín chỉ. Như vậy, trung bình sinh viên các khoá 38, 39, 40 sẽ phải đóng từ 5.140.000 đồng đến 5.480.000 đồng/học kỳ.

Sinh viên của trường phản đối quyết định này. Các em cho rằng, học kỳ II năm học 2020 - 2021 chưa kết thúc, một số môn học chưa thi hết học kỳ nhưng trường yêu cầu đóng trước học phí của năm sau là không hợp lý.

Nhiều sinh viên cũng lo lắng yêu cầu đóng học phí của nhà trường trong thời gian 14 ngày là quá gấp gáp, khó có thể kịp đáp ứng trong điều kiện dịch COVID-19 còn nhiều khó khăn.

Ra quyết định thu học phí gây tranh cãi, HV Báo chí và Tuyên truyền lên tiếng Ảnh 1
Mức học phí từng khoá tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

1.500 sinh viên nợ học phí

Chiều 8/6, trả lời VTC News, PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền khẳng định, việc trường quyết định thay đổi chính sách thu học phí của sinh viên là không sai quy định. Hình thức tạm thu học phí trước khi đăng ký tín chỉ của năm học mới không mới. Trường từng áp dụng hình thức này ở khoá 40 năm học 2020 - 2021. Đồng thời, nhiều trường đại học ở nước ta đã và đang có chính sách tạm thu học phí trước khi bắt đầu năm học mới như trên.

Về ý kiến đóng học phí trong 14 ngày là quá gấp gáp, PGS Giang bày tỏ, trước đó, trường từng 3 lần ra thông báo yêu cầu sinh viên trả nợ học phí năm học cũ và chuẩn bị tạm đóng học phí cho năm học mới. Lần gần đây nhất là thông báo tháng 3/2021 trên cổng thông tin điện tử của trường và văn bản gửi tới từng lớp học.

Với những gia đình khó khăn, nhà trường có chính sách xem xét hỗ trợ giảm học phí hoặc gia hạn thời gian đóng học với điều kiện sinh viên phải viết đơn đề nghị xác nhận của địa phương. Việc thu học phí này không ảnh hưởng đến sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt.

Ra quyết định thu học phí gây tranh cãi, HV Báo chí và Tuyên truyền lên tiếng Ảnh 2
PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang, Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

PGS.TS Nguyễn Thị Trường Giang cho biết, từng có nhiều trường hợp bố mẹ cho con tiền đóng học từ đầu năm, nhưng các em chủ quan không nộp luôn vì nghĩ rằng trường sẽ thương, cho phép nộp chậm học phí. Đến khi chuẩn bị tốt nghiệp, không đủ tiền đóng họp, không thể lấy bằng, nợ đọng tiền học phí cả 4 năm học. Đây là "nếp" xấu kéo dài nhiều năm qua tại trường.

Đến nay, theo thống kê, toàn trường còn khoảng hơn 1.500 sinh viên đang nợ học phí (ước tính số tiền nợ học phí vào khoảng 8 tỷ đồng). Nếu trường tiếp tục không thu học phí trước mà cho sinh viên nợ học phí thì con số này có thể sẽ tiếp tục tăng theo luỹ tiến ở năm học tới. Việc này sẽ gây lãng phí chất xám, thời gian và công sức của thầy cô và của chính các sinh viên.

Phó giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên tuyền thừa nhận việc để xảy ra tình trạng sinh viên nợ học phí kéo dài nhiều năm qua là do lỗ hổng trong quản lý của nhà trường. Đó là lý do trường quyết liệt triển khai chính sách thay đổi hình thức thu học phí từ năm học 2021 - 2022.

Vị lãnh đạo khẳng định, việc trường thu học phí sớm hoàn toàn không phải vì tiền mà là cách để thay đổi nếp nghĩ của sinh viên. Nhà trường muốn sinh viên phải nhận thức rõ trách nhiệm hoàn tất nghĩa vụ tài chính trước khi tham gia học tập.

Ngoài ra, việc nhà trường ấn định hạn đóng học học phí và trả nợ các kỳ vào ngày 13/6 là để kịp thời gian cho kỳ học I năm học 2021 - 2022 sắp tới (bắt đầu từ 1/8 theo lịch của Bộ GD&ĐT). Để chuẩn bị bước vào năm học mới, thì việc đăng ký tín chỉ phải diễn ra trước đó. Sau đó Phòng đào tạo sẽ xếp lớp, lên kế hoạch dạy, thời khóa biểu, xếp giảng viên, việc này phải mất hơn 2 tháng để hoàn thành.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những trường có mức học phí thấp nhất hệ thống giáo dục đại học hiện nay do vẫn có sự bao cấp của Nhà nước. Sinh viên của 5 ngành học thuộc khối lý luận được miễn học phí, 30% trong tổng số sinh viên được cấp học bổng và hàng năm đều thực hiện miễn, giảm học phí cho con của gia đình chính sách, gia đình nghèo.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Vinhomes tiếp tục nâng tầm chuẩn sống, kiến tạo không gian sống xanh - vui khỏe - đẳng cấp tại Ocean City
Quần thể sân thể thao Tennis; Sân tập golf, Đường đua Go Kart; Tổ hợp mua sắm - vui chơi - giải trí K-Town; Sạc ô tô điện miễn phí trong vòng 2 năm… là những đặc quyền đẳng cấp được Vinhomes bổ sung tại Ocean City - bên cạnh hệ thống tiện ích vượt trội đang có. Đây là bước tiến theo của chủ đầu tư trong nỗ lực mang đến cho cư dân “một nơi đáng sống bậc nhất hành tinh”.
Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.