Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 26/05/2021 11:32 (GMT+7)

Hơn 1.000 phụ huynh ký đơn phản đối trường quốc tế tăng học phí

Theo dõi GĐ&PL trên

Hơn 1.000 phụ huynh có con học ở hệ thống Trường Quốc tế Á Châu, TPHCM mới đây đã làm đơn khiếu nại đến trường về việc tăng học phí bất chấp ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.

Hơn 1.000 phụ huynh ký đơn phản đối trường quốc tế tăng học phí Ảnh 1
Phụ huynh trường Quốc tế Á Châu phản ánh việc tăng học phí

Chị Thúy có hai con chuẩn bị vào lớp 4 và lớp 7, đang học tại cơ sở Văn Thánh của Trường Quốc tế Á Châu cho biết, học phí năm học 2021-2022 của con chị ở lớp 4 sẽ là 13,37 triệu đồng/tháng, trong khi năm học vừa rồi 2020-2021, chị đóng 10,97 triệu đồng/tháng (lớp 3). Mức tăng theo chị tính là 2,4 triệu đồng/tháng, khoảng 21,9%.

Tương tự, đứa con sang năm lên lớp 7 của chị sẽ phải đóng học phí 14,149 triệu đồng/tháng, trong khi đó năm lớp 6 vừa rồi ở mức 12,411 triệu đồng/tháng, ước tính tăng 1,738 triệu đồng, khoảng 14%. Nhiều phụ huynh khác cũng bất bình việc tăng học phí của Trường Quốc tế Á châu, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh.

Tương tự, chị Võ Nhàn có 3 con (lớp 2, lớp 5 và lớp 7) học tại trường Quốc tế Á Châu, cơ sở Nguyễn Văn Hưởng, quận 2 cho biết, học phí của trường tăng là không phù hợp.

“Năm học 2020-2021, mỗi tháng, tôi phải đóng 53 triệu đồng học phí, tiền ăn uống, xe đưa đón cho cả 3 con. Nhưng năm học tới, con số này là hơn 60 triệu đồng/tháng. Nếu chỉ tính riêng học phí, số tiền tôi phải đóng cho bé lớp 2 và lớp 5 tăng 15%, bé lớp 7 tăng 14%, so với chính mức học phí của các khối lớp này ở năm trước”, chị Nhàn nói.

Nhà trường nói gì?

Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, ThS Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường Quốc tế Á Châu cho biết, trong các trường quốc tế thì trường Á Châu có học phí thấp nhất. Hàng năm, nhà trường đều đầu tư rất nhiều để duy trì tiêu chuẩn trường quốc tế theo tiêu chí kiểm định của các tổ chức giáo dục uy tín thế giới; phát triển các hoạt động, tiện ích phục vụ và nâng cao chất lượng công tác dạy - học, sinh hoạt, chăm sóc học sinh,… “Thay vì phải điều chỉnh học phí một lần thì mới đảm bảo được những tiêu chuẩn trên, nhà trường đã cố gắng để thực hiện việc điều chỉnh dần qua từng năm để tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho phụ huynh”, ông Tư nói.

Hơn 1.000 phụ huynh ký đơn phản đối trường quốc tế tăng học phí Ảnh 2
Bảng học phí của Trường Quốc tế Á Châu.

Ông Tư cho biết thêm, sau khi cân nhắc, học phí năm học 2021-2022 của Trường Quốc tế Á Châu điều chỉnh tăng không quá 15% (lớp 1 - 5 điều chỉnh 15%, lớp 6, 7 điều chỉnh 14%, lớp 8 điều chỉnh 13%, lớp 9 điều chỉnh 12%, lớp 10 - 12 điều chỉnh 11%). 

“Cùng với việc điều chỉnh học phí, nhà trường đã xây dựng chính sách ưu đãi như phụ huynh đóng nguyên năm được giảm đến 10%, nếu có con thứ 2 học ở trường thì được giảm thêm 5% mỗi học sinh, ưu đãi chuyển cấp (lớp 5 lên 6 là 1%, lớp 9 lên 10 là 2%)... Chẳng hạn như lớp 10 học phí điều chỉnh là 11%, với chính sách ưu đãi được áp dụng năm học 2021-2022 thì mức điều chỉnh học phí còn thấp hơn cả mức ưu đãi được hưởng”, ông Tư phân tích.

Ngoài ra, ông Tư còn cho biết thêm, trong suốt hơn 3 tháng năm 2020 bị ảnh hưởng dịch COVID-19, nhà trường miễn 100% học phí cũng như không thu bất cứ khoản phí dịch vụ nào khác dù vừa đầu tư phòng chống dịch bệnh, vừa đầu tư rất nhiều về công nghệ, hạ tầng và đội ngũ để triển khai hình thức dạy học trên internet…

Cũng theo ông Tư, nhà trường đã có hai buổi làm việc với đại diện phụ huynh để lắng nghe tâm tư nguyện vọng cũng như giải trình về việc tăng học phí năm học 2021-2022.

Trước đó, cũng vào thờ điểm này năm ngoái (năm đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19), không ít trường ngoài công lập ở TPHCM đã gặp phải phản ứng gắt gao của phụ huynh khi cho rằng học sinh nghỉ học ở nhà, phải học trực tuyến nhưng vẫn thu đủ học phí và tăng học phí trong năm tiếp theo. Nhiều trường như Quốc tế Mỹ, Quốc tế Việt Úc, Trường Quốc tế Úc (AIS), Emasi… còn bị phụ huynh kéo đến trường căng băng rôn phản đối. Thậm chí, Trường Quốc tế Việt Úc còn bị phụ huynh kiện ra tòa.

Liên quan đến học phí các trường ngoài công lập, trong lần trả lời phỏng vấn PV về việc các trường bị phụ huynh phản ứng khi tăng học phí trong mùa dịch COVID-19, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết, các khoản thu ở trường tư thục được quy định tại Luật Doanh nghiệp và Nghị định 86 về cơ chế thu, quản lý học phí. Theo đó, các khoản thu được thực hiện trên cơ sở đó, nhà trường thống nhất với phụ huynh. 

"Học phí thu theo thỏa thuận. Các trường tư thục cung cấp dịch vụ giáo dục. Phụ huynh đồng ý thì bỏ tiền ra để sử dụng dịch vụ. Nếu không, họ có thể tìm trường khác. Sở không can thiệp được", ông Nam nói và cho rằng, đây là lần đầu tiên có dịch bệnh xảy ra như vậy nên có những tình huống xảy ra. Trong mỗi tình huống phải nghiên cứu làm sao giữa phụ huynh và nhà trường hài hòa nhất.

Cùng chuyên mục

Giảng đường 36 giờ không ngủ ở VinUni
Sáng tạo thích ứng nhanh là một môn học mới mẻ ngay cả với nhiều đại học danh tiếng trên thế giới. Ở VinUni, đây là môn học nền tảng rèn luyện năng lực tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề, làm bệ phóng cho những môn học chuyên môn sau này.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.