Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 09/11/2022 16:34 (GMT+7)

Phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030

Theo dõi GĐ&PL trên

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành vừa ký Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 8/11/2022 phê duyệt quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Mục tiêu đến năm 2030 là xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung, phấn đấu đến năm 2030 trở thành tỉnh khá, nằm trong nhóm 20 tỉnh, thành phố có tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) cao nhất cả nước; phát triển các lĩnh vực văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, đối ngoại ổn định, bền vững.

Mục tiêu cụ thể về kinh tế: Phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2021- 2030 đạt trên 9%/năm. Cơ cấu kinh tế: Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm khoảng 7,9%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 60,3%; dịch vụ chiếm khoảng 26,6% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm khoảng 5,14%. GRDP bình quân đầu người đạt 170 triệu đồng. Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 4,0 tỷ USD.

tm-img-alt
Đến năm 2030 sẽ xây dựng tỉnh Hà Tĩnh trở thành một trong những cực phát triển của vùng Bắc Trung bộ và Duyên hải miền Trung (Ảnh: Internet)

Về xã hội: 100% trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và 90% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; số bác sĩ/vạn dân đạt 12 bác sỹ, số giường bệnh/vạn dân đạt 32 giường; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân mỗi năm 0,6 - 1%/năm.

Về bảo vệ môi trường: Mục tiêu đặt ra là tỷ lệ dân số được sử dụng nước sạch theo quy chuẩn đạt trên 98%, trong đó thành thị 100%, nông thôn 80%; duy trì ổn định tỷ lệ độ che phủ rừng trên 52%...

Quyết định nêu rõ các định hướng lớn tạo đột phá phát triển Hà Tĩnh gồm:

Bốn ngành trọng điểm: Công nghiệp luyện thép, công nghiệp hỗ trợ, chế tạo sau thép và sản xuất điện; nông, lâm nghiệp và thủy sản; dịch vụ logistics; du lịch.

Ba trung tâm đô thị gồm: Trung tâm đô thị xung quanh thành phố Hà Tĩnh, trong đó thành phố Hà Tĩnh là hạt nhân và các đô thị vệ tinh kết nối thành phố Hà Tĩnh, gồm: thị trấn Thạch Hà, thị trấn Cẩm Xuyên và thị trấn Lộc Hà.

Trung tâm đô thị phía Bắc là thị xã Hồng Lĩnh gắn với thị trấn Tiên Điền, thị trấn Xuân An, đô thị mới Nghi Xuân và vùng phụ cận.

Trung tâm đô thị phía Nam với hạt nhân là thị xã Kỳ Anh gắn với Khu kinh tế Vũng Áng và vùng phụ cận.

Về tầm nhìn đến năm 2050, Quyết định nêu rõ, đến năm 2050, Hà Tĩnh là tỉnh công nghiệp hiện đại, phát triển toàn diện, bền vững, trở thành một cực tăng trưởng của vùng Bắc Trung bộ và cả nước.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển xanh, công nghiệp sinh thái, thông minh; dịch vụ phát triển đa dạng, hiện đại; sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thích ứng với biến đổi khí hậu. Kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; hệ thống đô thị hiện đại, thông minh. Giáo dục, đào tạo, y tế, sức khỏe của người dân được đặt lên hàng đầu. Con người Hà Tĩnh phát triển hài hòa cả về trí tuệ, thể chất, đạo đức, bản sắc văn hóa. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được bảo tồn, phát huy. Người dân có cuộc sống tốt, mức sống cao. Quốc phòng, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm bảo.

Quyết định nêu rõ các giải pháp, nguồn lực thực hiện quy hoạch gồm:

Một là, giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư: Sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư công, đầu tư có trọng tâm, trọng điểm vào các ngành, lĩnh vực then chốt, dự án tạo động lực lan tỏa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; khai thác hiệu quả các nguồn lực từ quỹ đất; đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, đẩy mạnh đầu tư theo hình thức đối tác công tư và thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp.

Hai là, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, phát huy nhân tài, đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Ba là, giải pháp về bảo vệ môi trường: Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường, quan tâm đầu tư các công trình bảo vệ môi trường. Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường biển và ven biển, chống thoái hoá đất, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên đất, bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên nước, bảo vệ diện tích rừng; có cơ chế quản lý hiệu quả các loại chất thải, đặc biệt là chất thải rắn và nước thải.

Bốn là, giải pháp về phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số: Phát triển hệ thống mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, nhất là ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh sản phẩm chủ lực của tỉnh hướng tới mục tiêu xuất khẩu và tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Năm là, giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển: Rà soát, nghiên cứu ban hành hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, nhằm huy động tối đa nguồn lực, đáp ứng yêu cầu phát triển của Hà Tĩnh. Đẩy mạnh liên kết hợp tác với các tỉnh, thành phố trong cả nước, nhất là các địa phương trong khu vực Bắc Trung bộ về các vấn đề: đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông cấp vùng kết nối các đô thị, trung tâm du lịch và khu công nghiệp của tỉnh; trao đổi thông tin về quy hoạch, chiến lược phát triển, phối hợp tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư với các địa phương trong cả nước.

Sáu là, giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn: Đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống đô thị thông minh. Xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch chi tiết và thiết kế đô thị ở các khu vực trung tâm, khu đô thị mới.

Cùng chuyên mục

Những đối tượng ưu tiên mua nhà ở xã hội không phải bốc thăm
Theo quy định hiện nay, bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội, có 05 nhóm đối tượng được ưu tiên mua nhà ở xã hội, gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ, người khuyết tật, người được bố trí tái định cư theo hình thức mua, thuê mua nhà ở xã hội, nữ giới.
Công dân Việt Nam đang cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ mua nhà đất cần đáp ứng điều kiện gì?
Theo Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 (đều có hiệu lực thi hành từ 01/8/2024), công dân Việt Nam đang cư trú và sinh sống ở ngoài lãnh thổ nước Việt Nam được phép đầu tư, mua nhà đất tại Việt Nam, đây là những quy định mới so với trước đây. Vậy, để sở hữu nhà đất tại Việt Nam, thì những trường hợp này cần phải làm những thủ tục gì?
Mức thu nhập được mua nhà ở xã hội
Điều kiện về thu nhập là một trong những điều kiện bắt buộc và là yếu tố quan trọng quyết định xem người dân có thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội hay không. Vậy, năm 2025, thu nhập bao nhiêu thì được mua nhà ở xã hội?
Cảnh báo lừa đảo nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội tại Đà Nẵng
Mới đây, Sở Xây dựng TP. Đà Nẵng đã có công văn chấn chỉnh công tác xác nhận, tiếp nhận và xét duyệt hồ sơ đăng ký thuê hoặc mua nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Theo đó, Sở Xây dựng Đà Nẵng khuyến cáo các cá nhân, hộ gia đình cảnh giác với các thông tin lừa đảo, nhận làm hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội.

Tin mới

Nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến
Công an tỉnh Long An khiến cáo người dân nâng cao cảnh giác trước các tin nhắn hoặc cuộc gọi mời chào tham gia trò chơi cờ bạc trực tuyến. Tuyệt đối không truy cập hoặc làm theo hướng dẫn trong các đường link liên kết dẫn đến những trang web cờ bạc. Đánh bạc dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật Việt Nam.
Trường không được thu thêm tiền dạy 02 buổi/ngày với chương trình chính khóa
Theo đại diện Bộ GD&ĐT, việc tổ chức dạy 02 buổi/ngày không mang tính bắt buộc mà tùy thuộc vào điều kiện của từng trường. Tuy nhiên, nếu buổi thứ hai được sử dụng để giãn thời lượng dạy học chính khóa, thì 100% học sinh phải tham gia và nhà trường tuyệt đối không được thu bất kỳ khoản phí nào. Nơi nào đã thu phí trong trường hợp này đều là sai và cần được chấn chỉnh ngay.
Giá vàng hôm nay (10/4): Vàng tăng sốc, vì sao?
Giá vàng hôm nay (10/4): Thị trường vàng trong nước chứng kiến đà tăng mạnh mẽ ở cả vàng miếng và vàng nhẫn của nhiều thương hiệu lớn. So với phiên trước đó (9/4), mức tăng phổ biến dao động từ 1 đến 2 triệu đồng mỗi lượng, phản ánh xu hướng tăng giá rõ rệt.