Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 14/08/2021 07:28 (GMT+7)

Phát hiện virus gây Covid-19 trên cá đông lạnh nhập từ Indonesia: Chuyên gia Hồng Kông nói sao?

Theo dõi GĐ&PL trên

Hồng Kông mới đây đã phát hiện lô hàng cá đông lạnh từ Indonesia có virus gây bệnh Covid-19 trên bề mặt bao bì.

Một chuyên gia y tế cho biết, người dân Hồng Kông (Trung Quốc) không cần lo lắng về việc nhiễm Covid-19 từ cá đông lạnh hoặc tại các cơ sở đánh bắt cá, sau khi một lô cá chim nhập khẩu từ Indonesia có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.

tm-img-alt
Một lệnh xét nghiệm bắt buộc đã được ban hành cho nhân viên và khách hàng tại quầy cá Wah Kee ở Chợ To Kwa Wan. Ảnh: Felix Wong.

Các cơ quan y tế ở Hồng Kông mới đây cũng báo cáo 5 trường hợp nhiễm Covid-19 mới vào ngày 13/8, tất cả đều liên quan đến người tới từ Sri Lanka, Tanzania, Thụy Sĩ, Mỹ và Bangladesh.

Các quan chức trước đó đã yêu cầu xét nghiệm bắt buộc đối với nhân viên và khách hàng đến thăm quầy cá Wah Kee ở Chợ To Kwa Wan trong khoảng thời gian từ ngày 10/8 đến ngày 12/8 sau khi có thông báo kết quả xét nghiệm phát hiện Covid-19 từ cá nhập khẩu.

Đây là kết quả dương tính đầu tiên kể từ khi thành phố này thường xuyên lấy mẫu kiểm dịch đối với bao bì và thực phẩm nhập khẩu đông lạnh và ướp lạnh từ giữa năm ngoái.

Một nguồn tin chính phủ cho biết lô hàng được đề cập là cá chim ướp lạnh từ Indonesia, thường được chiên hoặc hấp trong ẩm thực Trung Quốc.

Tiến sĩ Joseph Tsang Kay-yan, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, cho biết virus corona trước đây đã được phát hiện trên bề mặt của thực phẩm ướp lạnh hoặc đông lạnh, chẳng hạn như cánh gà, và khuyến cáo công chúng không nên quá lo lắng.

Phát hiện virus gây Covid-19 trên cá đông lạnh nhập từ Indonesia: Chuyên gia Hồng Kông nói sao? - Ảnh 1.
Tiến sĩ Joseph Tsang, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm. Ảnh: SCMP Pictures.

Ông Tsang cho biết: "Cho đến nay chúng tôi chưa thấy bất kỳ người nào bị nhiễm Covid-19 theo cách này. Virus có thể tồn tại trên bề mặt thực phẩm ướp lạnh trong khoảng 3 tuần, nhưng vẫn chưa thể khẳng định virus có thể truyền sang người theo cách này hay không."

Ông cho biết mặc dù mầm bệnh có thể được phát hiện, nó có thể không lây truyền vì nó không thể nhân bản trên các vật không sống. Rửa bao bì và nấu chín kỹ thực phẩm sẽ đủ để tiêu diệt virus.

Lee Choi-wah, Chủ tịch Sở Thương mại Hải sản Hồng Kông, cho biết có rất ít cá được nhập khẩu từ Indonesia.

"Dù phát hiện được virus, điều đó không có nghĩa là nó có thể tồn tại được. Chúng tôi không biết tải lượng virus cao đến mức nào", ông Lee nói.

Ông cho biết hầu hết các quầy bán cá đều bán cá ướp lạnh nhập khẩu, vì đã có lệnh cấm đánh bắt đối tại Trung Quốc đại lục và Hồng Kông.

Những người bán cá trong thành phố dường như không hề bối rối trước phát hiện này.

Ông nói: "Tôi không nghĩ rằng khách hàng quá lo lắng về việc bị lây nhiễm qua bao bì. Chỉ cần rửa cá thật sạch và nấu nó đúng cách."

Một quầy hàng khác trong chợ cho biết họ thường bán cá chim đánh bắt tại địa phương.

"Chúng ta không nên quá lo lắng về điều đó", Ching An, một người bán cá, nói. "Lượng nhập khẩu từ Indonesia rất ít và Hồng Kông sẽ ngừng nhập khẩu ngay lập tức nếu họ phát hiện ra vấn đề."

Cùng chuyên mục

Chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt bắt đầu triển khai tại Gaza
Cơ quan y tế ở Gaza cho biết chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh bại liệt được khởi động tại vùng lãnh thổ này vào ngày 31/8, trong khi một nhân viên cứu trợ thông báo đợt triển khai trên diện rộng sẽ bắt đầu vào ngày 1/9. Lực lượng của Israel và Hamas trước đó đã nhất trí tạm dừng giao tranh để tạo điều kiện cho hoạt động y tế này.

Tin mới