Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 18/12/2024 06:24 (GMT+7)

Phát hiện sớm ca mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, không để lây lan

Theo dõi GĐ&PL trên

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, hiện nay đang trong giai đoạn khí hậu, thời tiết mùa đông xuân, là điều kiện thuận lợi cho các bệnh truyền nhiễm lây lan, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp...

Phát hiện sớm ca mắc bệnh lây truyền qua đường hô hấp, không để lây lan ảnh 1
Điều trị cho bệnh nhi mắc sởi tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Ảnh: Tạ Nguyên/Báo Tin tức.

Tuy nhiên hiện nay, tình hình bệnh truyền nhiễm cơ bản vẫn đang được kiểm soát, ngoài một số bệnh truyền nhiễm ghi nhận số mắc gia tăng cục bộ ở một số địa phương như một số bệnh có vaccine dự phòng (sởi, ho gà...) và bệnh dại.

Phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc

Để chủ động công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm mùa đông xuân, Cục Y tế dự phòng đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị chỉ đạo triển khai thực hiện theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh truyền nhiễm trên địa bàn.

Các địa phương chủ động thực hiện hiệu quả công tác giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng, tại các cơ sở y tế, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, các trường hợp viêm đường hô hấp cấp tính, hội chứng viêm phổi nặng do virus và xử lý triệt để ổ dịch, không để lây lan, bùng phát tại cộng đồng.

Đồng thời chủ động phối hợp với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur lấy mẫu, xét nghiệm phát hiện tác nhân gây bệnh, phân tích, đánh giá nguy cơ và đề xuất, triển khai các biện pháp phù hợp, kịp thời.

Cùng đó, y tế các địa phương tiếp tục tổ chức triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình Tiêm chủng mở rộng, đảm bảo tiến độ và độ bao phủ vaccine theo kế hoạch đã được phê duyệt. Thực hiện rà soát, quản lý đối tượng tiêm chủng, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho các trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ trong tiêm chủng mở rộng và tiếp tục triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống bệnh sởi theo kế hoạch của Bộ Y tế.

Không để lây nhiễm chéo trong cơ sở khám chữa bệnh

Sở Y tế các tỉnh, thành phố thực hiện tốt việc phân luồng khám, sàng lọc bệnh; đảm bảo công tác thu dung, cấp cứu, cách ly, điều trị; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn, không để lây nhiễm chéo trong các cơ sở khám, chữa bệnh, lưu ý với các trường hợp có nguy cơ cao (người mắc bệnh nền, người cao tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em, người bệnh tại khu hồi sức tích cực, tim mạch, thận nhân tạo, phẫu thuật...).

Cục Y tế dự phòng cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện tốt công tác phối hợp liên ngành: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương các cấp tăng cường giám sát chủ động, phát hiện sớm các bệnh lây truyền từ động vật sang người và chia sẻ thông tin để phối hợp điều tra, xử lý kịp thời ổ dịch, nhất là cúm gia cầm tại các cửa khẩu, các chợ gia cầm sống; phối hợp giám sát phát hiện sớm các trường hợp bị chó, mèo nghi dại cắn để hướng dẫn tiêm phòng kịp thời.

Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo đảm bảo công tác y tế và phòng,chống bệnh truyền nhiễm tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các trường mẫu giáo, mầm non, nhà trẻ để phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh; phối hợp triển khai hiệu quả các chiến dịch tiêm vaccine tại các trường học, các cơ sở giáo dục đào tạo; đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trong các cơ sở giáo dục đào tạo và tăng cường truyền thông học đường về phòng,chống bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng vaccine phòng bệnh.

Sở y tế phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường truyền thông phòng, chống bệnh truyền nhiễm, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp và các bệnh thường xảy ra trong thời tiết khí hậu mùa đông xuân; cung cấp các hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe và khuyến cáo tham gia tiêm vaccine, đưa trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đồng thời rà soát đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuốc, vaccine, vật tư, thiết bị, nhân lực đáp ứng các yêu cầu trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Cùng chuyên mục

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.
Bộ Y tế “tuýt còi” mỹ phẩm của Hana HP Group
Hai sản phẩm mỹ phẩm do Công ty Cổ phần Hana HP Group phân phối chính thức bị đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc. Bộ Y tế xác định các sản phẩm ghi nhãn công dụng không đúng với hồ sơ công bố, tiềm ẩn nguy cơ gây hiểu nhầm cho người tiêu dùng.
Từ vụ sữa bột giả: Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện
Sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán, tiêu thụ sữa bột giả với 573 nhãn hiệu, Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn diện các hoạt động công bố sản phẩm, điều kiện an toàn thực phẩm.

Tin mới

Thuốc giả không lọt vào được các cơ sở khám chữa bệnh
Đây là khẳng định của Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế chiều 17/4 khi cung cấp thông tin tới báo chí sau vụ việc Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán thuốc tân dược giả với quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc, bắt giữ 14 đối tượng về tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh.