Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 04/03/2021 11:57 (GMT+7)

NSND Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu

Theo dõi GĐ&PL trên

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh từng vui vẻ kể lại rằng, 3 ngày sau "bức điện khẩn" thì ông cưới được vợ, và vợ ông là một người khá hay ghen.

Câu chuyện về NSND Trần Hạnh dễ dàng được tìm thấy ở vô càn bài viết trên mạng. Những câu chuyện về cuộc đời, về các vai diễn, những năm tháng khắc khổ của ông, thế nhưng ra đường khi nhiều người nhận ra ông là diễn viên thì ông thường né tránh.

Nam nghệ sĩ gạo cội từng bộc bạch rằng “Có nhiều người ra điều ta đây là diễn viên, tôi cố gắng đội mũ sùm sụp rồi né đi. Tôi nghĩ, muốn thể hiện mình là diễn viên thì hãy thể hiện trên sân khấu. Còn trong cuộc sống thường nhật, chúng tôi cũng chỉ là những con người bình thường thôi”.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu Ảnh 1

Lúc sinh thời, nam nghệ sĩ người Hà Nội gốc quen thuộc với khán giả trên truyền hình ở những vai diễn hiền lành chất phác. Khi thì ông hóa thân thành một lão nông, khi thì trở thành một người có số phận khắc khổ. Thế nhưng ở vai diễn nào, NSND Trần Hạnh cũng đều đem đến cho khán giả về một cái nhìn của người nghệ sĩ yêu nghệ thuật chân chính. 

Những bộ phim cũng như những vai diễn của ông có thể kể tới như: Làng nổi (vai Bí thư Đảng ủy), Truyện cổ tích tuổi 17 (vai bố An), Tướng về hưu (vai bố Lài), Người cầu may (vai ông Khiển), Chiếc bình tiền kiếp (vai ông Lâm), Hãy tha thứ cho em (vai bố Mai), Vệt nắng cuối trời... Với vai diễn trong phim Ngõ lỗ thủng, nghệ sĩ Trần Hạnh từng được vinh danh ở hạng mục giải thưởng Cống hiến, Liên hoan truyền hình toàn quốc 2010.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu Ảnh 2

Hơn 60 năm theo nghiệp diễn, khán giả chắc chắn không nhớ nổi nam nghệ sĩ gạo cội có bao nhiêu vai diễn. Có những vai xuyên suốt cả bộ phim, có những vai chỉ "lướt qua", thế nhưng hình ảnh người nghệ sĩ già với hình dáng quen thuộc, nụ cười hiền lành đã thực sự là hình ảnh đến gần hơn với công chúng..

NSND Trần Hạnh sinh ra, lớn lên tại Hà Nội. Bố ông làm việc tại nhà máy in còn mẹ là một tiểu thương. Năm ông lên 8 tuổi, cha qua đời trong một cơn đau bệnh. Từ đó, ông phải tự lập rất sớm và làm nghề đóng giày thuê trên phố Tràng Tiền để đỡ đần mẹ.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu Ảnh 3

Ông kết hôn năm 23 tuổi với một cô mậu dịch viên trong cuộc hôn nhân do gia đình sắp đặt vào thời gian ông đi làm tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai. Kể về người vợ tần tảo của mình, nam nghệ sĩ còn nhớ rất rõ.

"Năm ấy, tôi 23 tuổi đang đi làm xa thì nhận được điện khẩn ở nhà báo mẹ ốm nặng. Nghe xong tôi tức tốc về nhà mới hay bà nội mai mối cho cô hàng xóm ở chung ngõ Phát Lộc (Hàng Bạc, Hà Nội), ngay gần nhà. Thế là chỉ có 3 ngày, tôi thành người có vợ".

Một trong những kỉ niệm thực sự vui vẻ mà cố nghệ sĩ nhớ về người vợ chịu thương chịu khó của mình đó chính là hay ghen. 

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu Ảnh 4

"Vợ tôi chịu thương chịu khó, hi sinh cho chồng con mà cũng hay ghen lắm. Tất nhiên, đấy là việc của bà ấy còn tôi không ảnh hưởng gì đến. Tôi không làm gì để cho bà ấy phải phiền lòng cả. Có lần tôi đi tập vở Lam Sơn Tụ Nghĩa, mọi người hay trêu đùa với một diễn viên trong đoàn. 

Không hiểu bà ấy nghe được ở đâu, trước buổi biểu diễn cầm dao lên tận đoàn kịch để đòi gặp cô diễn viên kia. Lúc đấy ông trưởng đoàn phải đứng ra nói chuyện, bảo bà ấy vào trong văn phòng giải thích mới xuôi xuôi".

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu Ảnh 5

Cả hai vợ chồng ông có 7 người con. Năm 2011, vợ của NSND Trần Hạnh qua đời sau 9 năm nằm liệt giường vì tai biến mạch máu não. Sau đó, cố nghệ sĩ sống cùng cậu con trai út. Những năm tháng cuối đời, cố nghệ sĩ hàng ngày ngồi trông phụ hàng cho cô con dâu.

Vợ mất đã lâu, thế nhưng nhắc về người vợ tần tảo của mình, ông vẫn vô cùng nhớ: “Hồi bà còn sống vất vả chứ. Cứ đi làm hàng ngày rồi lại về rồi trông vợ trông con. Mệt lắm! Nhưng lúc bà mất đi rồi thì quạnh quẽ. Giờ thì buồn quá nhưng làm thế nào được”.

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu Ảnh 6

Nhắc tới người vợ tần tảo của mình, cố nghệ sĩ chỉ biết nói từ biết ơn. Theo nghiệp diễn, thế nhưng NSND Trần Hạnh chia sẻ rằng lương không đủ sống. Lúc sinh thời, vợ ông là người chèo lái nuôi cả nhà.

"Bà ấy còn nói đùa, lương tôi chỉ đủ cho các con ăn sáng. Phàn nàn thế nhưng vợ tôi lại rất thương chồng, ủng hộ hết mình để tôi theo đuổi đam mê nghệ thuật. Các con tôi thì nhớ bố vì nhiều khi phải đi diễn tỉnh xa. Khi tôi phải vào tuyến lửa thì cả nhà lo lắng nhưng mọi người vẫn rất ủng hộ. Ủng hộ nên tôi mới có được ngày hôm nay chứ".

Nghệ sĩ nhân dân Trần Hạnh và câu chuyện 3 ngày sau mai mối cưới được vợ, tới cuối đời vẫn nhớ vợ đau đáu Ảnh 7

Những năm tháng cuối đời, sau nhiều lần làm đơn xin phong tặng NSND, ông và gia đình vui mừng. Hôm đi nhận danh hiệu NSND, ông đã định tự đón xe ôm đến Nhà hát lớn chứ không nhờ con cái phải đưa đi. Thế nhưng sau nhiều lần thuyết phục, ông đã chịu để con gái đưa đi. 

Trước hôm đi nhận danh hiệu, NSND Trần Hạnh còn thủ thỉ "Ngoài vui vì được gặp lại thánh đường thì tôi rất nhớ nhà tôi. Giá như được sớm hơn thì đã có bà ấy đi cùng". Ngày trước, khi có công việc gì quan trọng của ông thì vợ ông cũng đều đi cùng, dù trên tay ẵm con nhỏ. Bà đã mất hơn 10 năm, nếu tính ra không bị trượt danh hiệu NSND 3 lần thì khoảng cách 5 năm, bà vẫn có thể vui cùng ông.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.