Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 20/11/2020 15:28 (GMT+7)

Những thay đổi liên quan đến công ty cổ phần từ 2021

Theo dõi GĐ&PL trên

Luật Doanh nghiệp 2020 (chính thức có hiệu lực và 01/01/2021) đã có một số điều chỉnh về cơ cấu và đặc điểm của các loại hình công ty. Trong đó, quy định về công ty cổ phần từ 2021 sẽ có nhiều thay đổi lớn.

 Điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của cổ đông phổ thông

Theo khoản 2 Điều 115 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 05% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty có một số quyền như: Xem xét biên bản, nghị quyết, quyết định, báo cáo tài chính của Hội đồng quản trị (HĐQT),.. thay vì ở mức từ 10% như Luật Doanh nghiệp 2014.

Những thay đổi liên quan đến công ty cổ phần từ 2021 - Luật sư Việt Nam Online
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Tuy nhiên, quyền đề cử người vào HĐQT, ban kiểm soát vẫn được quy định ở mức từ 10% tổng số cổ phần phổ thông trở lên hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn theo quy định tại điều lệ công ty giống như Luật Doanh nghiệp 2014.

Ngoài ra, Luật mới còn bổ sung bổ sung thêm nghĩa vụ của cổ đông phổ thông theo khoản 5 Điều 119 Luật Doanh nghiệp 2020 bao gồm:

– Bảo mật các thông tin được công ty cung cấp theo quy định tại điều lệ công ty và pháp luật; – Chỉ sử dụng thông tin được cung cấp để thực hiện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; – Nghiêm cấm phát tán hoặc sao, gửi thông tin được công ty cung cấp cho tổ chức, cá nhân khác.

Không được chào bán cổ phần riêng lẻ qua phương tiện thông tin đại chúng

Khoản 1 Điều 125 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định điều kiện chào bán cổ phần riêng lẻ không phải là công ty đại chúng, cụ thể:

– Không chào bán thông qua phương tiện thông tin đại chúng; – Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp hoặc chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 bổ sung thêm trường hợp cổ đông và người nhận chuyển quyền ưu tiên mua không hết thì số cổ phần còn lại được bán cho người khác theo phương án chào bán cổ phần riêng lẻ với điều kiện không thuận lợi hơn so với điều kiện chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) có chấp thuận khác.

Lưu ý: Từ 2021, sau khi mua bán cổ phần riêng lẻ làm thay đổi vốn điều lệ, doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh như trước đây quy định tại khoản 4 Điều 123 Luật Doanh nghiệp 2014.

Đổi tên Ban kiểm toán thành Uỷ ban kiểm toán

Theo quy định mới, công ty cổ phần có thể thành lập theo mô hình: ĐHĐCĐ, HĐQT và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên HĐQT phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc HĐQT theo điểm b khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020.

Như vậy so với Luật Doanh nghiệp 2014, Ban kiểm toán đã được đổi tên thành Uỷ ban kiểm toán.

Bên cạnh đó, Luật Doanh nghiệp 2020 cũng quy định chi tiết cơ cấu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Uỷ ban kiểm toán tại Điều 161.

Ngưỡng biểu quyết chỉ còn trên 50%

Theo khoản 1 Điều 145 Luật Doanh nghiệp 2020, cuộc họp ĐHĐCĐ được tiến hành khi có số cổ đông dự họp đại diện trên 50% tổng số phiếu biểu quyết; tỷ lệ cụ thể do điều lệ công ty quy định.

Như vậy thay vì con số 51% tổng số phiếu biểu quyết tại Luật Doanh nghiệp 2014, nay cổ đông hoặc nhóm cổ đông chỉ cần sở hữu tổng số phiếu biểu quyết là 50% thì sẽ có quyền triệu tập cuộc họp và thông qua nghị quyết của ĐHĐCĐ trừ một số trường hợp quy định tại các khoản 1, 3, 4 và 6 Điều 148 Luật Doanh nghiệp 2020.

Biên bản họp ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực nếu chủ toạ và thư ký không ký

Trước đây, điểm i khoản 1 Điều 146 Luật Doanh nghiệp 2014 yêu cầu biên bản họp ĐHĐCĐ phải có chữ ký của chủ toạ và thư ký.

Tuy nhiên, ngoại lệ có trường hợp chủ tọa và thư ký từ chối nhưng biên bản họp ĐHĐCĐ vẫn có hiệu lực, nội dung này được quy định rõ tại điểm i khoản 1 Điều 150 Luật Doanh nghiệp 2020 như sau:

 1. Cuộc họp Đại hội đồng cổ đông phải được ghi biên bản và có thể ghi âm hoặc ghi và lưu giữ dưới hình thức điện tử khác. Biên bản phải lập bằng tiếng Việt, có thể lập thêm bằng tiếng nước ngoài và có các nội dung chủ yếu sau đây: … i) Họ, tên, chữ ký của chủ tọa và thư ký. Trường hợp chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp thì biên bản này có hiệu lực nếu được tất cả thành viên khác của Hội đồng quản trị tham dự họp ký và có đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản này. Biên bàn họp ghi rõ việc chủ tọa, thư ký từ chối ký biên bản họp.

Quyền khởi kiện của cổ đông, nhóm cổ đông

Theo khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông có quyền tự mình hoặc nhân danh công ty khởi kiện trách nhiệm cá nhân, trách nhiệm liên đới đối với các thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để yêu cầu hoàn trả lợi ích hoặc bồi thường thiệt hại cho công ty hoặc người khác trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 166 Luật Doanh nghiệp 2020.

So với quy định mới, quy định cũ tại Luật Doanh nghiệp 2014 có phần bị hạn chế hơn khi mà cổ đông, nhóm cổ đông sở hữu ít nhất 01% tổng số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục 06 tháng thì mới có quyền khởi kiện.

Tăng thêm quyền hạn cho đại hội đồng cổ đông

Ngoài những quy định cũ, ĐHĐCĐ được tăng thêm một số quyền hạn đáng kể theo Điều 138 Luật Doanh nghiệp 2020 mà Luật Doanh nghiệp 2014 không đề cập đến như:

– Quyết định ngân sách hoặc tổng mức thù lao, thưởng và lợi ích khác cho Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; – Phê duyệt quy chế quản trị nội bộ; quy chế hoạt động Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát; – Phê duyệt danh sách công ty kiểm toán độc lập; quyết định công ty kiểm toán độc lập thực hiện kiểm tra hoạt động của công ty, bãi miễn kiểm toán viên độc lập khi xét thấy cần thiết.

Cổ đông có thể uỷ quyền cho nhiều người dự họp ĐHĐCĐ

Trước đây, cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp, ủy quyền bằng văn bản cho một người khác dự họp theo khoản 1 Điều 140 Luật Doanh nghiệp 2014.

Tuy nhiên, khoản 1 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020 đã bãi bỏ việc uỷ quyền cho một người và không quy định giới hạn số lượng ủy quyền là bao nhiêu người. Vì vậy, cổ đông sẽ có quyền ủy quyền cho nhiều người dự họp ĐHĐCĐ.

Tất cả cổ đông đều có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của HĐQT

Từ năm 2021, trường hợp nghị quyết, quyết định do HĐQT thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết ĐHĐCĐ, điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên theo khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020.

Trước đây chỉ cổ đông sở hữu cổ phần của công ty liên tục trong thời hạn ít nhất 01 năm mới có quyền yêu cầu huỷ bỏ quyết định của HĐQT.

Thành viên độc lập không được tham gia HĐQT quá 2 nhiệm kỳ

Luật Doanh nghiệp 2020 quy định thành viên độc lập HĐQT không được tham gia HĐQT quá 02 nhiệm kỳ thay vì không hạn chế như trước tại khoản 2 Điều 154 Luật Doanh nghiệp 2014.

Quy định về các giấy tờ, giao dịch của công ty phải ghi rõ “thành viên độc lập” trước họ, tên của thành viên HĐQT tương ứng cũng đã được bãi bỏ.

Bãi nhiệm thành viên hội đồng quản trị

Khác với quy định cũ, theo điểm a khoản 1 Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể trường hợp ĐHĐCĐ có quyền bãi nhiệm thành viên HĐQT nếu không tham gia các hoạt động của HĐQT trong 06 tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng.

Người quản lý có trách nhiệm liên đới đối với thiệt hại của công ty

Theo khoản 2 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020, thành viên HĐQT, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác vi phạm quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty quy định tại khoản 1 Điều 165 Luật Doanh nghiệp 2020 chịu trách nhiệm cá nhân hoặc liên đới đền bù lợi ích bị mất, trả lại lợi ích đã nhận và bồi thường toàn bộ thiệt hại cho công ty và bên thứ ba.

Điều 160 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định về trách nhiệm của người quản lý công ty không có nội dung này. Với thay đổi trên, Luật Doanh nghiệp 2020 phần nào đã tăng thêm vai trò và trách nhiệm của người quản lý công ty trong việc điều hành hoạt động của công ty.

Trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên soát phải có bằng đại học chuyên ngành

Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2014 không quy định rõ về bằng cấp đối với trưởng ban kiểm toán và kiểm soát viên mà chỉ yêu cầu là đã được đào tạo một trong các chuyên ngành về tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh.

Tuy nhiên, từ 01/01/2021, trưởng Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn theo điểm a khoản 3 Điều 103 Luật Doanh nghiệp 2020.

Cùng chuyên mục

Sinh nhật Vincom 20 năm khai màn mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm
Kỷ niệm 20 năm khai trương Trung tâm thương mại (TTTM) Vincom Center Bà Triệu - TTTM đầu tiên của hệ thống, Vincom tổ chức tháng sinh nhật “Đến Vincom - Chào Tôi Mới" với chuỗi hoạt động sự kiện bùng nổ sáng tạo trải nghiệm, và hàng ngàn quà tặng voucher mua sắm tổng giá trị lên tới 8 tỷ đồng tri ân khách hàng, bắt đầu cho mùa lễ hội rực rỡ nhất trong năm.
Truyền thông Đông Nam Á: VinFast khẳng định vị thế dẫn đầu với giải thưởng “Sáng kiến Tiên phong Chuyển đổi Xanh”
VinFast vừa được vinh danh tại detikcom Awards 2024 với giải thưởng “Sáng kiến Tiên phong Chuyển đổi Xanh” nhờ chính sách thuê pin đột phá ở thị trường Indonesia. Báo chí Đông Nam Á nhận xét giải thưởng này là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực và sáng tạo không ngừng của VinFast trong phổ cập xe điện, khẳng định tinh thần quyết liệt và vị thế người tiên phong trong nỗ lực chuyển đổi xanh tại khu vực.
Chủ tịch Tập đoàn BRG được tôn vinh với Giải thưởng Thành tựu ASEAN-BAC trong khuôn khổ Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2024
Trong khuôn khổ Giải thưởng Doanh nghiệp ASEAN (ABA) 2024 diễn ra tại nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Chủ tịch Tập đoàn BRG, bà Nguyễn Thị Nga đã được trao Giải thưởng Thành tựu ASEAN-BAC, vinh danh thành viên đã có những đóng góp lớn cho Hội đồng Tư vấn Kinh doanh ASEAN (ASEAN-BAC) với thời gian ít nhất 10 năm.
Nutifood hoàn tất đầu tư vào Kido Foods, nắm giữ 51% cổ phần
Công ty Cổ phần Thực phẩm Dinh dưỡng Nutifood (Nutifood) vừa hoàn tất các thủ tục đầu tư vào Công ty Cổ phần Thực phẩm Đông lạnh Kido (Kido Foods), sở hữu 51% cổ phần. Thương vụ này giúp Nutifood hoàn thiện thêm chuỗi cung ứng sản phẩm đa dạng, chất lượng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi lứa tuổi của người tiêu dùng Việt.

Tin mới

Bác sĩ Vũ Trọng Quỳnh: Phần quà ý nghĩa luôn là nguồn động viên khích lệ rất lớn đối với những hoàn cảnh khó khăn
Nhiều năm trở lại đây, đồng hành cùng Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thái Nguyên trong những việc làm từ thiện nhằm chung tay giúp đỡ người già neo đơn, trẻ em nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn… vươn lên trong cuộc sống, CLB Thiện nguyện Thái Nguyên đã và đang có nhiều đóng góp tích cực cho công tác nhân đạo, từ thiện.
Cấp lại giấy phép lái xe quá hạn có phải thi sát hạch lại?
Thời hạn của Giấy phép lái xe (GPLX) được ghi trên GPLX. Trước khi hết thời hạn sử dụng, người có GPLX phải thực hiện đi cấp đổi GPLX. Trường hợp quá hạn đổi sẽ xử lý theo quy định tại điểm a khoản 27 Điều 4 Thông tư 05/2024/TT-BGTVT ngày 31/3/2024 sửa đổi khoản 1 Điều 36 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT ngày 15/4/2017.
Cảnh giác lừa đảo mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng VNeID giả mạo
Thống kê trong 5 tuần vừa qua (từ 14/10 đến 17/11), tổng đài số 156/5656 do VNCERT/CC vận hành đã tiếp nhận hơn 21.800 phản ánh của người dùng về các cuộc gọi, tin nhắn lừa đảo. Trong số này, mạo danh Công an yêu cầu tải, cài ứng dụng định danh điện tử VNeID giả mạo là một trong những trò lừa đảo được người dân thông tin nhiều nhất.