Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 15/11/2023 10:24 (GMT+7)

Những lưu ý về an toàn thực phẩm khi mưa bão, ngập lụt

Theo dõi GĐ&PL trên

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm đã đưa ra những khuyến cáo cho người dân.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia, ngày 14/11, nhiều địa phương thuộc miền Bắc có mưa, trời rét, có nơi rét đậm, rét hại, trong khi nhiều khu vực ở miền Trung có mưa lớn, đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các diện tích lúa, hoa màu tại các khu vực trũng, thấp.

Đêm qua và sáng sớm nay (14/11), các địa phương từ Hà Tĩnh đến Bình Định, khu vực Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông.

Cơ quan này cũng cảnh báo các địa phương cần đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng các diện tích lúa, hoa màu tại các khu vực trũng, thấp; đề phòng mưa với cường độ lớn trong một thời gian ngắn, gây ngập úng tại các khu đô thị, ảnh hưởng tới các hoạt động như giao thông, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp và hoạt động KTXH khác.

Theo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), mưa lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố. Nếu sử dụng những thực phẩm này, con người rất dễ bị ngộ độc.

Nguồn nước sử dụng để ăn uống, chế biến thực phẩm trong thời gian này cũng có thể bị ô nhiễm do bị ngập úng, lụt lội. Động vật gia súc, gia cầm bị nhiễm bệnh cũng thể dẫn đến nguy cơ ngộ độc thực phẩm khi sử dụng.

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau mưa bão, lụt, thiên tai như: bệnh tả, thương hàn, lỵ trực trùng, bệnh than, bệnh tiêu chảy, viêm gan A, E...

Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệng trong mùa bão lũ, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người dân:

- Trước khi xảy ra bão, lũ, người dân cần lựa chọn, chế biến, bảo quản và sử dụng thực phẩm an toàn, chủ động dự trữ các loại lương thực, thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai, các loại vitamin, các hoá chất sát khuẩn của ngành y tế.

- Khi bão, lũ xảy ra, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân làm thức ăn hoặc chế biến thực phẩm; thực hiện ăn chín, uống chín.

- Sau khi bão, lũ rút: người dân cần ăn uống đủ dinh dưỡng, ăn chín, uống chín, đảm bảo an toàn để phòng chống dịch bệnh đường tiêu hoá, ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm. Thực hiện vệ sinh, khử khuẩn môi trường xung quanh, nguồn nước sử dụng sau khi hết ngập lụt theo đúng hướng dẫn, khuyến cáo.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.