Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 04/01/2023 10:03 (GMT+7)

Những đứa trẻ may mắn nhất thế giới từng được cứu sống sau khi rơi xuống giếng sâu

Theo dõi GĐ&PL trên

Từng có nhiều kỳ tích trên thế giới về cuộc giải cứu những đứa trẻ bị rơi xuống giếng sâu và hẹp.

Ngày 2/9/2017, một em bé 20 tuổi vô tình bị ngã xuống giếng sâu 40m tại ngôi làng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 2/9/2017. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng cứu hỏa đã đến hiện trường, giải cứu cháu bé. Tuy nhiên, giếng chỉ có đường kính 30cm, quá hẹp để họ có thể tiếp cận đứa trẻ.

Những đứa trẻ may mắn nhất thế giới từng được cứu sống sau khi rơi xuống giếng sâu Ảnh 1
Em bé 20 tuổi vô tình bị ngã xuống giếng sâu 40m tại ngôi làng ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc ngày 2/9/2017

Thời điểm đó, mẹ của bé đã luôn túc trực bên miệng giếng để nói chuyện với con, đảm bảo rằng bé vẫn còn tỉnh táo. Đồng thời, lực lượng cứu hộ liên tục bơm oxy vào giếng, dùng dây thòng thức ăn và nước uống xuống giếng để đảm bảo sự sống cho đứa trẻ. Hơn 10 chiếc máy đào và máy xúc đã được huy động để đào một cái hố lớn gần cái giếng và một đường hầm để cậu bé chui ra.

Quá trình cứu trợ gặp khó khăn do lở đất, nhưng cuối cùng họ cũng thành công tiếp cận và cứu được cậu bé sau 10 giờ làm việc liên tục. Cậu bé sau đó đã được đưa đến bệnh viện với những vết thương ngoài da, không nguy hiểm đến tính mạng.

Cậu bé 10 tuổi bị mắc kẹt 4 ngày trong giếng sâu khoảng 24m

Tháng 6/2022, các quan chức Ấn Độ giải cứu thành công một cậu bé 10 tuổi bị mắc kẹt 4 ngày trong giếng sâu khoảng 24m. Cậu bé tên Rahul Sahu - gặp vấn đề về thính giác và không có khả năng nói - rơi xuống giếng khi đang chơi ở sân sau nhà tại bang Chhattisgarh, miền Trung Ấn Độ.

Gia đình đã nghe thấy tiếng khóc và phát hiện ra cậu bé ở bên trong giếng. Theo Hindustan Times, khoảng 500 nhân viên - gồm các quan chức từ Lực lượng Ứng phó Thảm họa Quốc gia (NDRF), quân đội và cảnh sát địa phương - đã tham gia vào chiến dịch giải cứu quy mô lớn tiến hành từ tối cùng ngày.

Những đứa trẻ may mắn nhất thế giới từng được cứu sống sau khi rơi xuống giếng sâu Ảnh 2
Cậu bé 10 tuổi gặp vấn đề về thính giác và không có khả năng nói bị rơi xuống giếng sâu 24m ở Ấn Độ được giải cứu thành công.

Nhân viên cứu hộ đã đào một hố sâu 21 m song song với giếng. Sau đó, họ thiết lập đường hầm khác dài 4 m, nối hố với giếng để đưa cậu bé ra ngoài. Cậu bé được cung cấp oxy và một quả chuối trong suốt thời gian mắc kẹt. Đội cứu hộ cũng lắp đặt camera theo sát hành động của Rahul.

Người dân địa phương cũng góp sức vào nỗ lực cứu hộ khi họ liên tục bơm nước ra ngoài bởi nước ngầm có thể gây nguy hiểm tại độ sâu nơi Rahul bị mắc kẹt.

Sai 4 ngày, đội cứu hộ đã đưa được được Rahul ra ngoài thành công. Khi được đưa ra ngoài, Rahul rất yếu, câu được khiêng bằng cang và đưa thẳng lên xe cứu thương.

Bé trai 3 tuổi rơi xuống giếng sâu 90m, rộng 30 cm được giải cứu

Tháng 3/2016, một cậu bé 3 tuổi ở Sơn Đông, Trung Quốc, đã được giải cứu từ một chiếc giếng sâu 90m, rộng 30 cm.

Thời điểm đó, lực lượng cứu hỏa địa phương đã sử dụng máy dò tìm sự sống, một thiết bị thường được dùng để xác định vị trí những người bị chôn vùi dưới đống đổ nát, và tìm thấy cậu bé bị mắc kẹt ở độ sâu 11,8 mét dưới lòng đất.

Những đứa trẻ may mắn nhất thế giới từng được cứu sống sau khi rơi xuống giếng sâu Ảnh 3

Gia đình cũng luôn túc trực tại hiện trường và cố gắng an ủi cậu khi đội cứu hộ thả một sợi dây thừng xuống giếng với hy vọng cậu bé có thể bình tĩnh thắt dây để được kéo lên. Tuy nhiên, việc này không dễ dàng vì cậu chỉ cử động được một cánh tay.

Sau nhiều nỗ lực, họ đã thành công thắt dây và kéo cậu bé ra khỏi giếng sau hơn 2 giờ đồng hồ.

Bé 18 tháng tuổi bị mắc kẹt giếng sâu 18m

Được biết, sự việc xảy ra tại tại Hisar, tây bắc Ấn Độ khi bé trai đang chơi cùng những đứa trẻ khác thì bị trượt xuống hố. Ngay sau đó các chuyên gia quân đội, cảnh sát và Lực lượng ứng phó thảm họa quốc gia đã nhanh chóng giải cứu cậu bé.

Những đứa trẻ may mắn nhất thế giới từng được cứu sống sau khi rơi xuống giếng sâu Ảnh 4

Họ sử dụng thiết bị theo dõi GPS để xác định chính xác vị trí của đứa trẻ. Tiếp đó, đội cứu hộ đào một cái giếng khác cách đó 6m và song song từ nơi cậu bé bị mắc kẹt. Khi đến gần đứa trẻ, họ ngừng sử dụng máy móc và đào bằng tay để đảm bảo an toàn. Nhóm cứu hộ cũng thả các ống khí oxy vào trong giếng để giúp cậu bé thở. Họ cũng gửi bánh quy và nước trái cây xuống cho bé trai.

Sau 2 ngày nỗ lực giải cứu, đội cứu hộ cuối cùng đưa được đứa trẻ ra khỏi giếng. Quan chức địa phương Ashok Kumar Meena cho biết cậu bé vẫn ổn sau khi được giải cứu, nhưng họ vẫn đưa em tới bệnh viện địa phương để kiểm tra.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...