Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 31/01/2024 16:40 (GMT+7)

Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2024

Theo dõi GĐ&PL trên

Các chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 2/2024 bao gồm bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp THCS; khen thưởng cho các cá nhân, tập thể; trao quyền chọn SGK cho các trường và cấm đào tạo từ xa đối với lĩnh vực sức khỏe, sư phạm.

Bỏ xếp loại trên bằng tốt nghiệp trung học cơ sở

Quy chế xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở mới ban hành tại Thông tư 31/2023/TT-BGDĐT chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 15/02.

Theo đó, điều kiện xét tốt nghiệp trung học cơ sở có nhiều điểm mới như: Học sinh THCS nghỉ quá 45 buổi vẫn được tốt nghiệp. Trước đây, để tốt nghiệp THCS thì học sinh không được nghỉ học quá 45 buổi học ở năm học lớp 9 (nghỉ một lần hoặc nhiều lần cộng lại).

Điểm mới quan trọng nhất trong Thông tư 31 là bỏ xếp loại trên tốt nghiệp THCS. Trước đây, kết quả tốt nghiệp của học sinh được xếp loại giỏi, khá, trung bình căn cứ vào hạnh kiểm và học lực.

Theo thông tư mới, Bộ GD-ĐT cho phép địa phương, nhà trường tổ chức xét tốt nghiệp THCS 2 lần/năm (trước đây, các trường chỉ xét tốt nghiệp 1 lần trong năm). Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ nhất được thực hiện ngay sau khi kết thúc năm học. Lần xét công nhận tốt nghiệp thứ hai (nếu có) được thực hiện trước khai giảng năm học mới. Trong khi trước đây, các cơ sở giáo dục thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp trung học cơ sở chỉ được xét tốt nghiệp 1 lần trong năm.

Quy chế này được áp dụng từ năm học 2024-2025.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet.

Các cơ sở giáo dục được lựa chọnsách giáo khoa

Bộ GD-ĐT chính thức trao quyền quyết định chọn sách giáo khoa cho các cơ sở giáo dục (trước đây là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) theo quy định tại Thông tư 27/2023/TT-BGDĐT. Chính sách này chính thức có hiệu lực từ ngày 12/2.

Bộ GD-ĐT quy định hội đồng lựa chọn sách giáo khoa của cơ sở giáo dục do Hiệu trưởng cơ sở giáo dục hoặc Giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên, Giám đốc trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, người đứng đầu các cơ sở giáo dục thành lập. Mỗi cơ sở giáo dục thành lập 1 hội đồng lựa chọn sách giáo khoa. Hội đồng chọn sách giáo khoa do trường thành lập gồm: hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban phụ huynh. Số lượng thành viên là số lẻ, tối thiểu 11 người. Các trường có quy mô dưới 10 lớp thì số lượng thành viên hội đồng tối thiểu 5 người.

Bộ quy định người đã tham gia biên soạn, xuất bản, tin, phát hành sách giáo khoa và người thân của những người này; người làm ở các nhà xuất bản, các tổ chức có sách giáo khoa không được tham gia hội đồng.

Việc lựa chọn sách giáo khoa dựa trên các nguyên tắc: Lựa chọn sách giáo khoa trong danh mục sách giáo khoa đã được Bộ trưởng Bộ Gd&ĐT phê duyệt để sử dụng ổn định trong cơ sở giáo dục. Mỗi khối lớp lựa chọn 1 sách giáo khoa cho mỗi môn học, hoạt động giáo dục được thực hiện ở cơ sở giáo dục.

Việc lựa chọn sách giáo khoa bảo đảm thực hiện dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch, vì quyền lợi của học sinh.

Không đào tạo từ xa với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề, đào tạo giáo viên

Quy chế đào tạo từ xa trình độ đại học mới được quy định, cơ sở đào tạo thực hiện chương trình đào tạo từ xa đối với những ngành đã có quyết định mở ngành đào tạo và đã tuyển sinh tối thiểu 3 khóa liên tục theo hình thức chính quy. Đồng thời, không được đào tạo từ xa đối với các ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe có cấp chứng chỉ hành nghề và nhóm ngành đào tạo giáo viên.

Bên cạnh đó, Quy chế này quy định về chương trình đào tạo từ xa và thời gian học tập như sau:Chương trình đào tạo từ xa có kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa theo các tiến độ học tập khác nhau để định hướng cho người học, tổng thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa không ngắn hơn so với hình thức đào tạo chính quy.

Đối với người học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để người học hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khóa giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

Chương trình đào tạo từ xa phải được công khai với người học trước khi tuyển sinh và khi bắt đầu khóa học; những thay đổi, điều chỉnh liên quan đến chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định hiện hành và công bố trước khi áp dụng, không gây tác động bất lợi cho người học.

Cùng chuyên mục

Bộ GD&ĐT dự kiến điều chỉnh tiêu chuẩn cá nhân biên soạn sách giáo khoa
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư số 33/2017/TT-BGDĐT.
Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo khẩn vụ bằng tiến sĩ của Thượng toạ Thích Chân Quang
Ngày 25/6/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn hoả tốc số 3136/BGDĐT-GDĐH gửi Trường Đại học Luật Hà Nội, về việc báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt - tức Thượng toạ Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.