Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 09/09/2023 08:15 (GMT+7)

Nhật Bản ứng phó với tình trạng 'quá tải' khách du lịch

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhật Bản xác định việc giải quyết vấn đề do tình trạng khách du lịch quá đông gây ra, bao gồm cả tác động tiêu cực mà người dân địa phương cảm nhận, là một “nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ.”

Nhật Bản ứng phó với tình trạng 'quá tải' khách du lịch

Trong cuộc họp của một số bộ liên quan ở Tokyo ngày 6/9, Nhật Bản đã khởi động các nỗ lực nhằm xây dựng các biện pháp ứng phó với tình trạng khách du lịch quá đông.

Cuộc họp diễn ra sau những bình luận của Thủ tướng Fumio Kishida với các phóng viên vào cuối tháng Tám trong chuyến công du tới Okinawa, rằng việc giải quyết các vấn đề do tình trạng khách du lịch quá đông gây ra, bao gồm cả những tác động tiêu cực mà người dân địa phương cảm nhận, là một “nhiệm vụ quan trọng đối với chính phủ.”

Theo Cơ quan Du lịch Nhật Bản, du lịch trong nước gần như đã trở lại mức trước đại dịch COVID-19. Vào tháng 7/2023, có 2,3 triệu lượt khách du lịch nước ngoài đã đến thăm Nhật Bản, tức là khoảng 78% số liệu được thống kê trong cùng tháng năm 2019.

Ông Kenji Hamamoto, quan chức của Cơ quan Du lịch Nhật Bản, cho biết: “Điều này chứng tỏ sự phục hồi nhanh chóng và những số liệu này đã tạo cơ sở cho cuộc thảo luận của chúng tôi. Tuy nhiên, nhiều địa điểm du lịch đang nhanh chóng lấy lại sự nổi tiếng và mặc dù việc có một ngành du lịch sôi động là điều tích cực nhưng vẫn có những lo ngại về tình trạng quá tải và vi phạm các quy định, thông lệ của địa phương.”

Đề cập đến sự gia tăng trở lại của cả khách du lịch nội địa và nước ngoài, cơ quan này đã chia sẻ các ví dụ như dòng người xếp hàng dài tại các trung tâm giao thông công cộng, xả rác và xâm phạm tài sản cá nhân để chụp ảnh.

Hậu quả của tình trạng này không chỉ làm giảm sự hài lòng của du khách mà còn khiến người dân địa phương cảm thấy bất tiện.

Cơ quan này không nêu rõ khi nào các biện pháp để giải quyết tình trạng trên sẽ hoàn tất.

Tuy nhiên, mục tiêu là hoàn thành vào mùa thu với sự đóng góp từ các bộ liên quan, bao gồm Bộ Môi trường, Cơ quan Kỹ thuật số, Cơ quan Cảnh sát Quốc gia và các cơ quan khác.

Chính phủ và các đô thị trước đây đã theo đuổi các biện pháp đối phó với tình trạng khách du lịch quá đông và những nỗ lực sắp tới sẽ đẩy nhanh những gì đang diễn ra.

Theo ông Hamamatsu, các biện pháp được thiết lập sẽ không chỉ giới hạn ở các trung tâm du lịch lớn nhất như Tokyo, Osaka và Kyoto. Thay vào đó, các bộ sẽ xem xét phạm vi địa điểm rộng hơn, chẳng hạn như các thị trấn, làng mạc và đảo nhỏ hơn đột nhiên thu hút được sự chú ý của khách du lịch và có thể không có đủ cơ sở hạ tầng để đáp ứng lượng du khách tăng đột ngột.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực bão lụt
Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trước, trong và sau bão, mưa lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý môi trường.
Không quân điều trực thăng bay Mi-171 bay cứu trợ đồng bào vùng lũ
Vào 9 giờ 30 phút sáng 12/9, trực thăng Mi-171 số hiệu 03 thực hiện chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn Trực thăng 916 thuộc Sư đoàn quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân đã cất cánh từ sân bay Hòa Lạc để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và vận chuyển nhu yếu phẩm, phao cứu sinh giúp đỡ đồng bào vùng lũ ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.