Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 19/05/2023 13:09 (GMT+7)

Nhập viện cấp cứu nhưng quên mang thẻ BHYT có được hưởng quyền lợi?

Theo dõi GĐ&PL trên

Nhiều người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) băn khoăn nếu đi cấp cứu nhưng quên mang theo thẻ bảo hiểm thì có được đảm bảo quyền lợi, mức hưởng hay không?

Nhập viện cấp cứu nhưng quên mang thẻ BHYT có được hưởng quyền lợi?
Ảnh minh họa.

Theo Điều 28, Luật BHYT quy định, người tham gia BHYT khi đến khám chữa bệnh phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh, đối với trẻ em dưới 06 tuổi chỉ phải xuất trình thẻ BHYT.

Trường hợp cấp cứu, người tham gia BHYT được khám chữa bệnh tại bất kỳ cơ sở khám chữa bệnh nào (cả công lập và tư nhân) và phải xuất trình thẻ BHYT cùng giấy tờ chứng minh nhân thân có ảnh trước khi ra viện.

Lưu ý, việc xác định tình trạng cấp cứu khi nhập viện của người bệnh thuộc thẩm quyền của bác sĩ điều trị và cơ sở y tế nơi tiếp nhận người bệnh.

Khi hết giai đoạn cấp cứu, người bệnh được cơ sở khám chữa bệnh làm thủ tục chuyển đến khoa, phòng điều trị khác tại cơ sở đó để tiếp tục theo dõi, điều trị hoặc chuyển tuyến đến cơ sở khác thì được xác định là đúng tuyến, được thanh toán theo đúng mức hưởng ghi trên thẻ.

Nếu người tham gia BHYT đi cấp cứu tại cơ sở khám chữa bệnh không có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT, thì cơ sở phải có trách nhiệm cung cấp cho người bệnh khi ra viện các giấy tờ, chứng từ hợp lệ liên quan đến chi phí khám chữa bệnh để người bệnh thanh toán trực tiếp với cơ quan bảo hiểm xã hội theo quy định.

Nếu đi cấp cứu tại nơi có hợp đồng khám chữa bệnh BHYT nhưng đến khi ra viện, bệnh nhân đó vẫn không xuất trình được thẻ BHYT và các giấy tờ tùy thân có ảnh thì người bệnh chỉ được Quỹ BHYT thanh toán trực tiếp một phần chi phí theo quy định.

Cụ thể, với ngoại trú, Quỹ BHYT thanh toán theo chi phí thực tế trong phạm vi được hưởng và mức hưởng của bệnh nhân nhưng tối đa không quá 0,15 lần mức lương cơ sở tại thời điểm khám chữa bệnh (hiện là 233.500 đồng).

Với nội trú, tối đa không quá 0,5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm ra viện (hiện là 745.000 đồng).

Như vậy, nếu lỡ không mang thẻ BHYT khi nhập viện cấp cứu, người bệnh vẫn được hưởng đầy đủ quyền lợi liên quan đến BHYT, miễn sao trước khi ra viện xuất trình được thẻ BHYT. Nhưng nếu đến khi ra viện vẫn không xuất trình được thẻ BHYT thì người bệnh chỉ được Quỹ BHYT thanh toán trực tiếp một phần chi phí.

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.