Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 10/01/2021 14:10 (GMT+7)

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc máy bay rơi ở Indonesia: Nhiều mảnh trôi nổi sau tiếng nổ ngỡ là bom

Theo dõi GĐ&PL trên

Đến sáng nay, các phần thi thể và mảnh vỡ được trục vớt từ một vùng biển gần thủ đô Jakarta sau vụ máy bay Boeing 737-500 chở 62 người của Sriwijaya Air rơi xuống biển.

Ngày 10/1, lực lượng tìm kiếm cứu hộ Indonesia tìm thấy và trục vớt các phần thi thể, mảnh vỡ khỏi vùng biển gần thủ đô Jakarta sau vụ máy bay Boeing 737-500 rơi xuống biển. 

Trước đó, chiếc Boeing 737-500 của hãng Sriwijaya Air, chở theo 50 hành khách và 12 thành viên phi hành đoàn, tất cả đều là công dân Indonesia, biến mất khỏi màn hình radar, mất liên lạc với mặt đất sau khi cất cánh lúc 14h30 ngày 9/1 từ sân bay quốc tế Soekarno-Hatta ở Jakarta để đến thành phố Pontianak (tỉnh Tây Kalimantan). Chuyến bay SJ 182 cất cánh trễ hơn 30 phút so với thời gian dự kiến vì trời mưa lớn.

Giới chức Indonesia đang gấp rút cứu nạn song không có hy vọng tìm thấy người sống sót.

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc máy bay rơi ở Indonesia: Nhiều mảnh vỡ trôi nổi sau tiếng nổ lớn ngỡ là bom Ảnh 1
Lực lượng cứu hộ đưa túi đựng thi thể lên bờ tại cảng cotainer quốc tế Jakarta. Ảnh: Reuters

Ông Budi Karya Sumadi - Bộ trưởng Giao thông vận tải Indonesia - cho biết, chiếc máy bay đã rơi xuống biển gần Đảo Laki, cách sân bay khoảng 20km, chỉ vài phút sau khi cất cánh.

Một đội 10 tàu chiến của hải quân, trực thăng và thợ lặn cùng hàng trăm nhân viên cứu hộ đã được triển khai để tham gia cuộc tìm kiếm và cứu hộ.

Phát ngôn viên cảnh sát Jakarta Yusri Yunus cho biết: "Tính đến sáng nay, chúng tôi nhận được 2 túi đựng các phần thi thể và hành lý của hành khách". 

Bên cạnh đó, giám đốc cơ quan tìm kiếm và cứu hộ Bagus Puruhito cho biết lực lượng cứu hộ đã phát hiện tín hiệu từ hộp đen của máy bay. 

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc máy bay rơi ở Indonesia: Nhiều mảnh vỡ trôi nổi sau tiếng nổ lớn ngỡ là bom Ảnh 2
Giới chức Indonesia đưa các mảnh vỡ máy bay rơi gần Jakarta lên bờ. Ảnh: AFP

Tư lệnh không quân Indonesia Hadi Tjahjanto cũng thông tin, thiết bị điều khiển từ xa của tàu chiến Rigel đã thu được tín hiệu định vị từ hộp đen, trùng khớp với tọa độ nơi phi công lần cuối liên lạc với đài kiểm soát không lưu trước khi máy bay mất tích.

"Chúng tôi lập tức triển khai thợ lặn tinh nhuệ của hải quân để xem xét cũng như tìm kiếm, cứu nạn", Tjahjanto nói.

Trong khi đó, ngư dân ở vùng biển gần khu Nghìn Đảo, chuỗi đảo ở phía bắc bờ biển Jakarta, kể rằng họ nghe thấy tiếng nổ lớn vào chiều 9/1. 

"Chúng tôi nghe thấy cái gì đó phát nổ, lúc đầu ngỡ là bom hoặc sóng thần vì nhìn thấy cột nước lớn xuất hiện trên mặt biển", ngư dân Solihin kể. "Lúc đó trơi mưa nặng hạt và thời tiết rất xấu, nên rất khó để nhìn rõ sự việc.

Tuy nhiên, chúng tôi có thể thấy cột nước và đợt sóng lớn xuất hiện sau tiếng nổ. Chúng tôi rất sốc và ngay sau đó nhìn thấy nhiều mảnh vỡ máy bay cùng nhiên liệu trôi nổi quanh tàu".

Nhân chứng kể lại khoảnh khắc máy bay rơi ở Indonesia: Nhiều mảnh vỡ trôi nổi sau tiếng nổ lớn ngỡ là bom Ảnh 3
Thợ lặn hải quân Indonesia vớt mảnh vỡ máy bay gần đảo Lancang. Ảnh: AFP.

Theo Giám đốc điều hành Sriwijaya Air Jefferson Irwin Jauwena, chiếc máy bay gặp nạn là mẫu Boeing 737-500, đã đăng ký cách đây 26 năm nhưng vẫn đang trong tình trạng tốt. 

Hơn 12 giờ trôi qua kể từ khi chiếc Boeing 737-500 mất tích, giới chức Indonesia vẫn chưa xác định được nguyên nhân phi cơ gặp nạn.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.