Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ năm, 21/04/2022 09:11 (GMT+7)

Nhầm lá ngón là rau, 9 người ngộ độc nhập viện phải rửa dạ dày

Theo dõi GĐ&PL trên

Bệnh viện Đa khoa Lạng Sơn cho biết, vừa tiếp nhận và điều trị cho 9 người bị ngộ độc lá ngón do nhầm với rau.

Ngày 19/4, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn tiếp nhận 9 bệnh nhân nhập viện do ngộ độc lá ngón.

Theo đó, một nhóm 9 người quê Nghệ An, hiện làm việc tại một doanh nghiệp ở xã Yên Trạch (huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn) được đưa đến cấp cứu trong trình trang chóng mặt, buồn nôn, nghi do ngộ độc.

Các bệnh nhân cho biết, trước đó trong quá trình làm việc thấy nhiều loại rau rừng nên đã hái về xào ăn. Sau khi ăn bữa trưa khoảng 30 phút, cả 9 người đều bị đau đầu, chóng mặt nên đã được đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Nhầm lá ngón là rau, 9 người ngộ độc nhập viện phải rửa dạ dày

Tại bệnh viện, các bệnh nhân đã được gây nôn chủ động, rửa dạ dày cấp cứu, uống than hoạt tính và truyền dịch.

Hiện tại sức khỏe 9 bệnh nhân tạm ổn định, một số bệnh nhân còn chóng mặt và tê bì tay chân. Do chất độc trong lá ngón hấp thụ nhanh qua đường tiêu hóa và có thể gây ra các triệu chứng nặng ảnh hưởng đến thần kinh và gan, thận nên 9 bệnh nhân tiếp tục được làm thêm các xét nghiệm và theo dõi tích cực.

Theo VTV, tại Việt Nam, lá ngón được coi là một trong bốn loại cây có độc tính hàng cao nhất (thuộc độc bảng A). Trong lá ngón chứa chất kịch độc gây chết người, đó chính là hoạt chất Alkaloid. Lá ngón rất giống và thường mọc gần nhiều cây thuốc, rau ăn nên dễ dẫn đến sự nhầm lẫn. Vì vậy, người dân cần hết sức cẩn trọng khi hái các loại cây rừng làm thuốc hoặc dùng làm thực phẩm để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra.

Cùng chuyên mục

Bộ Y tế đề xuất sửa thời gian ủ bệnh và không phát hiện thêm ca mắc mới với COVID-19
Liên quan đến bệnh COVID-19, ngày 24/9, Bộ Y tế cho biết đã có Tờ trình số 1229/TTr-BYT trình Thủ tướng Chính phủ về dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi Phụ lục quy định thời gian ủ bệnh trung bình và thời gian không phát hiện thêm trường hợp mắc bệnh truyền nhiễm làm căn cứ để công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm ban hành kèm theo Quyết định số 02/2016/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm.
“Chiến dịch” ngoạn mục giải cứu chàng trai 19 tuổi khỏi khối u xương khổng lồ
Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật loại bỏ khối ung thư xương khổng lồ ở vị trí hiếm gặp và nguy hiểm. Theo GS.TS.BS. Trần Trung Dũng, Giám đốc Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình & Y học Thể thao - Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, thành công của ca bệnh mà y văn chưa từng ghi nhận có thể coi là một kỳ tích.
Tay chân miệng gia tăng, chuyên gia khuyến cáo thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.747 trường hợp mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong, tăng 68,6% số ca mắc, tử vong tăng 18 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 ( có 47.896 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong). Riêng trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 4.324 trường hợp mắc tay chân miệng, có một ca tử vong tại Đắk Lắk. So với tuần trước đó, số mắc tăng 19,4%.

Tin mới

Hà Nội bổ sung 11 dự án thu hồi đất năm 2023
Mới đây, tại kỳ họp thứ 13 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TP. Hà Nội đã thông qua việc điều chỉnh, bổ sung danh mục các dự án thu hồi đất năm 2023 trên địa bàn, quy định tại Nghị quyết số 28/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của HĐND thành phố gồm bổ sung danh mục 11 dự án thu hồi đất năm 2023 với diện tích 53,25ha.
Trang bị kỹ năng phòng cháy, chữa cháy cho học sinh
Sau vụ cháy chung cư mini tại quận Thanh Xuân, nhiều trường học ở Hà Nội đã chủ động xây dựng kế hoạch, ưu tiên các tiết học ngoại khoá nhằm tăng cường tuyên truyền, trang bị thêm cho học sinh của mình các kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy, thoát nạn khi gặp sự cố mất an toàn.