Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 03/04/2024 06:55 (GMT+7)

Nguyên nhân Chủ tịch Hãng phim truyện Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh

Theo dõi GĐ&PL trên

Cục Thuế TP. Hà Nội vừa có văn bản gửi Cục Quản lý xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam (Hãng phim truyện Việt Nam).

Theo đó, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển phim truyện Việt Nam bị tạm hoãn xuất cảnh do Hãng phim truyện Việt Nam nợ thuế. Trước đó, vào ngày 21/11/2023, Cục Thuế TP. Hà Nội đã có Quyết định số 81970/QĐ-CTHN-QLN về việc cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hoá đơn đối với Hãng phim truyện Việt Nam.

Ngoài ra, Cục Thuế TP. Hà Nội cũng đã có văn bản gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố thông báo về nội dung này: “Cục Thuế TP. Hà Nội thông báo đến Sở Kế hoạch và đầu tư TP. Hà Nội được biết để quý cơ quan phối hợp cung cấp thông tin cho cơ quan thuế trong trường hợp Hãng phim truyện Việt Nam thay đổi người đại diện pháp luật, đồng thời cung cấp các tài liệu chứng minh sự thay đổi cho cơ quan thuế”.

Hãng phim truyện Việt Nam trở nên hoang tàn, sập xệ, đổ nát.
Hãng phim truyện Việt Nam trở nên hoang tàn, sập xệ, đổ nát. Ảnh: Báo Tiền phong.

Hãng phim truyện Việt Nam được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ VH-TT&DL, có địa chỉ tại số 4 phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ, TP. Hà Nội. Vốn là cánh chim đầu đàn của điện ảnh cách mạng Việt Nam, lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với với các tác phẩm kinh điển như: Chung một dòng sông, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Nổi gió, Chị Tư Hậu, Sao tháng Tám, Em bé Hà Nội, Vợ chồng A Phủ... Trong hơn 70 năm qua, hãng đã sản xuất hơn 400 bộ phim điện ảnh, truyền hình, tài liệu. Nhiều tác phẩm gặt hái giải Vàng ở các liên hoan phim Việt Nam và nhiều giải thưởng quốc tế.

Tuy nhiên sau khi cổ phần hóa, Hãng phim truyện Việt Nam gần như dừng việc hoạt động nghệ thuật. Hiện trụ sở của hãng phần lớn bị bỏ hoang, xuống cấp gây lãng phí.

Cụ thể, Hãng phim truyện Việt Nam bắt đầu quá trình cổ phần hóa từ năm 2014, dự kiến năm 2015 hoàn thành nhưng tới 2016 hãng mới tìm được cổ đông chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy (Vivaso).

Năm 2018, Thanh tra Chính phủ kết luận việc cổ phần hóa có nhiều sai phạm, trong đó có việc cho thuê văn phòng, thuê đất trái thẩm quyền, vi phạm quản lý tài sản, kinh doanh lỗ liên tiếp.

Tháng 9/2021, Bộ Bộ VH-TT&DL có Công văn số 3320/BVHTTDL-KHTC báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện kết luận sau thanh tra công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Tháng 2/2023, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã có công văn yêu cầu Bộ VH-TT&DL chuẩn bị báo cáo nội dung liên quan việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Đến tháng 4/2023, Tổng Thanh tra Chính phủ cũng ban hành quyết định thành lập tổ kiểm tra, nhằm kiểm tra ngay việc thực hiện Kết luận thanh tra về công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam và thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chính phủ về các nội dung liên quan.

Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2023 triển khai nhiệm vụ năm 2024 do Bộ VH-TT&DL tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng - điển hình là câu chuyện cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Bắt khẩn cấp Lê Kim Nữ
Lực lượng Công an tỉnh Phú Yên vượt hơn 1000km ra Vĩnh Phúc đến bắt giữ đối tượng Lê Kim Nữ.

Tin mới

Ngăn chặn hiệu quả, không để xảy ra dịch bệnh lớn sau thiên tai
Theo chương trình chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 11/11 tới đây, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan về nhóm vấn đề lĩnh vực y tế, trong đó có việc huy động, bố trí lực lượng y tế, bảo đảm thuốc men, vật tư y tế cung cấp cho người dân và công tác phòng, chống dịch bệnh sau thiên tai.