Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 26/03/2022 15:20 (GMT+7)

Nguy cơ xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn Omicron

Theo dõi GĐ&PL trên

Chuyên gia y tế Anh cảnh báo đại dịch có thể kết thúc với một biến thể nguy hiểm hơn Omicron.

Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 26/3 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 479.282.904 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 6.137.456 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 1.434.957 và 4.001 ca tử vong mới.

tm-img-alt
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi ở Yogyakarta, Indonesia, ngày 24/3/2022. Ảnh: THX/ TTXVN.

Số bệnh nhân bình phục đã đạt 413.763.232 người, 59.382.216 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 59.490 ca nguy kịch.

Trong 24 giờ qua, Hàn Quốc dẫn đầu thế giới về ca nhiễm mới với 339.396 ca; Đức đứng thứ hai với 276.746 ca; tiếp theo là Pháp (143.571 ca). Nga đứng đầu về số ca tử vong mới, với 398 người chết trong ngày; tiếp theo là Hàn Quốc 392 ca và Mỹ với 374 ca.

Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Tổng số ca nhiễm tại Mỹ đến nay là 81.579.680 người, trong đó có 1.002.719 ca tử vong. Ấn Độ đứng thứ hai thế giới, ghi nhận tổng cộng 43.016.372 ca nhiễm, bao gồm 516.785 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 29.802.257 ca bệnh và 658.566 ca tử vong.

Châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với gần 175 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Á với trên 135,7 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận gần 96,3 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là trên 55,91 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 11,7 triệu ca và châu Đại Dương trên 5 triệu ca nhiễm.

Nguy cơ xuất hiện của biến thể nguy hiểm hơn Omicron

Giám đốc y tế vùng England của Anh, Giáo sư Chris Whitty cảnh báo thế giới có thể hứng chịu làn sóng dịch COVID-19 mới trong 2 năm tới do sự xuất hiện của một biến thể gây hậu quả khó lường hơn cả Omicron. Ông khẳng định còn cả chặng đường dài cho đến khi thế giới có thể thoát khỏi đại dịch COVID-19 và đây sẽ là dịch bệnh lưu hành và có mối đe dọa đối với sinh mạng tương tự dịch cúm.

Tại hội nghị sức khỏe cộng đồng của Hiệp hội chính quyền địa phương vùng England, ông Whitty cho rằng còn quá sớm để nghĩ rằng đại dịch COVID-19 đã đạt đến trạng thái ổn định và ông kêu gọi thế giới cần phải thận trọng với đại dịch này. Ông cũng cho rằng những hậu quả liên quan đến Omicron không hề nhẹ, như nhiều chuyên gia đã nhận định trước đó. Ông nhấn mạnh thế giới có thể thấy được đại dịch kết thúc bởi một biến thể gây hậu họa nghiêm trọng hơn Omicron.

Nguy cơ xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn Omicron ảnh 1
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện Y tế quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19 ở Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

Trên thực tế, thế giới đã ghi nhận thêm nhiều biến thể của virus SARS-CoV-2. Mới đây nhất, Tổ chức Y tế thế giới xác nhận sự tồn tại của biến thể lai giữa Omicron và Delta. Tuần trước, Israel cũng đã phát hiện biến thể mới lai giữa hai biến thể phụ của Omicron BA.1 và BA.2. May mắn, một số nghiên cứu đang được tiến hành cho thấy không có sự lây lan nghiêm trọng nào được ghi nhận.

Kết quả giải trình tự gien trong tháng trước được đăng trên hệ thống dữ liệu GISAID cho thấy Omicron đang là biến thể trội nhất, chiếm 99,8% mẫu bệnh phẩm được giải trình tự gene. Trong đó, dòng phụ của Omicron là BA.2 chiếm tỷ lệ nhiều nhất, với 85,96%.

Cùng chuyên mục

WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.

Tin mới