Hotline: 0942 368 555 Email: giadinhphapluatvn@gmail.com
Thứ sáu, 23/09/2022 10:30 (GMT+7)

Người phụ nữ cấp cứu mới biết mình bị dị ứng thuốc

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo khuyến cáo của bác sĩ, người dân không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà chưa được bác sĩ chỉ định.

Mới đây, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM đã tiếp nhận bệnh nhân N.P.K. (28 tuổi, ngụ tại TP.HCM) trong tình trạng mi mắt, môi sưng to. Qua khai thác bệnh sử, chị K. cho biết mình bị viêm họng và đã tự mua thuốc uống.

Đáng nói, loại thuốc mà bệnh nhân đưa bác sĩ xem không hề có nhãn mác mà là những viên con nhộng màu xanh, đỏ được chia vào từng bịch nilon. Sau khi xem qua, bác sĩ đoán đó là thuốc kháng sinh, kháng viêm.

Tại bệnh viện, chị K. được chẩn đoán bị dị ứng thuốc. Bác sĩ đã yêu cầu người bệnh lập tức ngưng sử dụng loại thuốc điều trị viêm họng đang uống, đồng thời kê cho chị thuốc kháng histamine.

Được biết, đây không phải lần đầu cơ thể chị K. xuất hiện những triệu chứng sưng thế này. Trước đó, bệnh nhân cũng bị sưng mắt, môi nhưng triệu chứng nhẹ hơn. Chị K. cứ nghĩ mình bị côn trùng cắn lúc đang ngủ.

Qua câu chuyện trên, ThS BS. Trần Thiên Tài - Trưởng Đơn vị Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết thời gian gần đây, đơn vị liên tiếp ghi nhận các ca dị ứng thuốc, chủ yếu dị ứng thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau.

Người phụ nữ cấp cứu mới biết mình bị dị ứng thuốc Ảnh 1

Bác sĩ Tài khuyến cáo, người dân, không nên tự ý mua thuốc điều trị bệnh mà chưa được bác sĩ chỉ định và kê toa. Nếu bản thân từng bị dị ứng sau khi sử dụng một loại thuốc nào đó thì cần ghi chú lại và nói cho bác sĩ biết để được kê loại thuốc khác thay thế.

Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu thấy xuất hiện bất cứ dấu hiệu khác thường nào phải lập tức đến cơ sở y tế để được thăm khám và can thiệp kịp thời.

Trước đó, bệnh viện cũng đã ghi nhận không ít trường hợp bị dị ứng thuốc nhưng cố gắng chịu đựng bởi nghĩ mình có thể tự khỏi. Tới khi tình trạng trở nặng, đe dọa tính mạng, người bệnh mới tới bệnh viện cấp cứu khiến việc điều trị gặp nhiều khó khăn, dù qua khỏi nhưng người bệnh vẫn phải đối diện nhiều di chứng về sau.

Cùng chuyên mục

Tay chân miệng gia tăng, chuyên gia khuyến cáo thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh cá nhân
Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.747 trường hợp mắc tay chân miệng, 21 trường hợp tử vong, tăng 68,6% số ca mắc, tử vong tăng 18 trường hợp so với cùng kỳ năm 2022 ( có 47.896 ca mắc, trong đó có 3 ca tử vong). Riêng trong tuần vừa qua, cả nước ghi nhận 4.324 trường hợp mắc tay chân miệng, có một ca tử vong tại Đắk Lắk. So với tuần trước đó, số mắc tăng 19,4%.

Tin mới

Tư vấn bảo hiểm sai quy định có thể bị phạt nặng
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2013/NĐ-CP, Nghị định số 48/2018/NĐ-CP, Nghị định số 80/2019/NĐ-CP và Nghị định số 102/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh xổ số. Theo đó, Bộ Tài chính đã đề xuất tăng mạnh mức xử phạt với nhiều hành vi sai phạm trong hoạt động bảo hiểm nhân thọ...