Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ ba, 19/09/2023 10:11 (GMT+7)

Người mắc sốt xuất huyết nếu gặp tình trạng này thì nguy cơ tử vong lên đến 50%

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo BS Cấp, nếu bệnh nhân sốc quá giai đoạn, dẫn đến suy đa tạng thì tỷ lệ tử vong có thể tới trên 50.

BS. Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, hiện mỗi ngày tiếp nhận khoảng 20 ca mắc sốt xuất huyết.

Hiện bệnh viện đang điều trị khoảng 80 -100 ca sốt xuất huyết, trong đó phần lớn là bênh nhân nặng hoặc có bệnh nền.

Hiện tại, Bệnh viện Bệnh viện Nhiệt đới cơ sở 2 Đông Anh còn dự trữ giường tương đối thoải mái nhưng bệnh nhân lại ngại sang còn BV Bệnh Nhiệt đới cơ sở 1 Giải Phóng có ngày kín giường.

Theo BS Cấp, số lượng bệnh nhân đang gia tăng. Điều đáng lo là ở nhiều tuyến thiếu dịch cao phân tử, nên khi xử lý những ca nặng khó khăn. Đã có những ca diễn biến rất nặng, thậm chí tử vong.

Người mắc sốt xuất huyết nếu gặp tình trạng này thì nguy cơ tử vong lên đến 50% - 1
Bệnh nhân sốt xuất huyết đang điều trị tại bệnh viện.

BS Cấp cảnh báo, riêng năm 2022 BV Nhiệt đới tiếp nhận gần 2200 ca bệnh SXH có dấu hiệu cảnh báo (chuẩn bị diễn biến thành sốc) và đã điều trị chỉ có 2 ca diễn biến thành sốc và không có ca nào tử vong.

Tuy nhiên, ở nhiều tuyến do thiếu thuốc hoặc xử lý không tốt thì nhiều bệnh nhân đã diễn biến thành sốc. Nếu bệnh nhân sốc quá giai đoạn, dẫn đến suy đa tạng thì tỷ lệ tử vong có thể tới trên 50%.

Do vậy, việc theo dõi, phát hiện sớm ca bệnh có dấu hiệu cảnh báo để xử lý kịp thời và phù hợp rất quan trọng trong việc điều trị sốt xuất huyết.

Theo PGS.TS Đỗ Duy Cường - Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, do thời gian này đầu mùa dịch, nhiều người khi bị sốt thì nghĩ là do mắc COVID-19, cúm hoặc một số bệnh khác nên không nghĩ mắc sốt xuất huyết.

Chỉ đến ngày thứ 4, thứ 5, lúc đó máu bị cô đặc và có biểu hiện tiểu cầu hạ thấp, hoặc trên các bệnh nhân có biểu hiện bệnh lý nền, cơ địa phụ nữ có thai... thì mới đến viện. Lúc này, bệnh nhân phải truyền tiểu cầu hoặc dung dịch cao phân tử, một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng như men gan tăng, suy gan, suy thận, rối loạn đông máu…

"Theo khuyến cáo, nếu tiểu cầu giảm nhanh hoặc có biểu hiện xuất huyết chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết ngoài da, rong kinh-rong huyết (nữ giới), cũng như có hiện tượng cô đặc máu như chân tay lạnh, nôn mửa, đau bụng vùng gan, tụt huyết áp, men gan tăng cao, tràn dịch màng bụng-màng phổi… khi đó cần đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Tuy nhiên, việc truyền tiểu cầu chỉ thực hiện khi nào xuống thấp dưới 5 G/L hoặc có biểu hiện chảy máu. Sau khi hết sốt vài ngày, tiểu cầu sẽ tăng trở lại bình thường", PGS.TS Đỗ Duy Cường nhấn mạnh.

Theo TS.BS Ngô Chí Cương, chuyên Khoa Truyền nhiễm Y học nhiệt đới, bệnh sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra thường diễn biến trong 7 ngày, bệnh diễn biến nặng hay vào ngày thứ 5-7 của bệnh, tuy nhiên để đánh giá ban đầu, tư vấn và tiên lượng bệnh tốt thì những trường hợp sốt xuất huyết nên đi khám và xét nghiệm vào ngày thứ 2 từ khi khởi sốt.

"Trong quá trình theo dõi tại nhà, cần nhập viện khi bệnh nhân có triệu chứng vật vã, lờ đờ, li bì, không ăn uống được, đau bụng, nôn, có triệu chứng xuất huyết trên da, xuất huyết niêm mạc", TS.BS.Cương cho hay.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue lây truyền qua vật trung gian là muỗi vằn đốt, không lây truyền trực tiếp từ người sang người.

Vậy, theo TS.BS. Ngô Chí Cương, để phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết Dengue hiệu quả nhất, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Vệ sinh sạch sẽ, thoáng đãng nơi ở, môi trường sống, sinh hoạt;

- Thu gom, tiêu hủy những vật dụng phế thải chứa nước trong nhà và xung quanh nhà;

- Không tích trữ nước trong nhà, đậy kín các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng;

- Phát quang bụi rậm quanh nhà, ngoài vườn;

- Xử lý nguồn nước, khơi thông cống rãnh xung quanh nhà;

- Ngủ màn để tránh bị muỗi đốt;

- Đốt nhang muỗi, dùng vợt muỗi, phun thuốc diệt muỗi để tiêu diệt muỗi vằn;

- Sử dụng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi ở vị trí các ô thoáng, cửa sổ, cửa ra vào;

- Sử dụng thuốc bôi ngoài da, mặc quần áo dài tay để tránh muỗi đốt;

- Người mắc bệnh sốt xuất huyết cần được nằm ngủ trong màn, tránh muỗi đốt…

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.