Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 11/09/2024 14:28 (GMT+7)

Người Hà Nội thức trắng đêm vì ngập lụt, cuộc sống bị đảo lộn sau gần 30 năm

Theo dõi GĐ&PL trên

Hiện tại, người dân tại ngõ 823 Hồng Hà (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã di dời đến nơi an toàn vì nước dâng cao.

Sáng ngày 11/9, gia đình bà Chi (67 tuổi) và người dân tại ngõ 823 Hồng Hà thuộc phường Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã di dời ra khỏi vùng ngập nước. Nhiều người chuyển đến khách sạn ở gần đó tá túc nhưng vẫn nóng lòng, không biết nhà cửa hiện ra sao.

(Video: Người dân Hồng Hà lội nước, đi thuyền ra nơi an toàn).

"Sáng qua mưa lớn, nước sông Hồng lại dâng lên cao khiến con ngõ vào nhà tôi ngập đến đầu gối. Lúc này loa phường cũng phát đi thông báo tình hình mưa lớn và yêu cầu người dân tìm cách bảo vệ tài sản, sớm di dời đến nơi an toàn.

Gia đình tôi nghe thấy vậy quyết định đưa hết đồ đạc ở tầng 1 lên tầng 2. Còn một số đồ có trọng lượng lớn như tủ lạnh, bàn ghế... sẽ kê cao tầm 1m", người phụ nữ 67 tuổi cho biết trên SAOstar.

Người Hà Nội thức trắng đêm vì ngập lụt, cuộc sống bị đảo lộn sau gần 30 năm Ảnh 1
Người dân Hồng Hà lội nước ra ngoài.

Sau đó, gia đình bà Chi khăn gói quần áo ra khách sạn thuê một phòng ở trong thời gian ngập lụt với giá 500.000 đồng/đêm. "Bình thường khách sạn ở đây cho khách du lịch thuê với giá cao hơn nhiều. Nhưng vì ngập lụt nên họ đã giảm giá, cùng người dân chung tay với thiên tai", bà Chi nói.

Về tình hình ngập lụt hiện tại, bà Chi cho biết, ngõ 823 Hồng Hà đã ngập đến ngang bụng. Một số người dân phải dân phải dùng thuyền mới có thể đi ra ngoài nơi an toàn.

(Video: Trời mưa lớn, người dân Hồng Hà đội mưa ra ngoài).

"Vừa nãy chồng tôi có tranh thủ về nhà xem nước ngập đến đâu. Ông ấy bảo giờ trong ngõ ngập sâu, nhiều gia đình cố bám trụ ở nhà đã phải sơ tán ra khách sạn. Họ hàng nhà tôi cũng vừa di tản ra đây hết cả rồi", bà Chi cho hay.

Cũng theo người phụ nữ gốc Hà Nội, bà sinh sống tại Hồng Hà từ khi còn nhỏ đến bây giờ. Bà từng trải qua nhiều lần sơ tán vì nước sông Hồng dâng cao. Nhưng từ năm 1996 trở đi, khu vực này chưa từng xảy ra ngập lụt như vậy.

Người Hà Nội thức trắng đêm vì ngập lụt, cuộc sống bị đảo lộn sau gần 30 năm Ảnh 2
Một số người dùng thuyền để vận chuyển quần áo, nhu yếu phẩm.

"Tôi nhớ năm 1996 nước sông Hồng dâng cao, cả nhà sơ tán ra ngoài phố ở. Khi ấy, tôi vừa sinh con xong. Từ đó tôi không thấy ngập lụt trận nào nữa.

Vậy mà sau 28 năm, xóm tôi lại rơi vào cảnh cuộc sống xáo trộn vì ngập lụt. Ban đầu ai cũng hoảng sợ không biết ứng phó như thế nào. Sau đó chúng tôi bảo nhau ngừng công việc buôn bán, ở nhà dọn bớt đồ đạc lên cao rồi ra khách sạn ở. Tôi cũng lo lắng nhà cửa, đồ đạc hỏng hóc nhưng dù sao cũng đỡ khổ, thiệt hại hơn bà con ở vùng núi", bà Chi tâm sự.

Người Hà Nội thức trắng đêm vì ngập lụt, cuộc sống bị đảo lộn sau gần 30 năm Ảnh 3
Cuộc sống của ngươi dân ở đây bị đảo lộn hoàn toàn.
Người Hà Nội thức trắng đêm vì ngập lụt, cuộc sống bị đảo lộn sau gần 30 năm Ảnh 4
Đầu ngõ Hồng Hà ngập đến đầu gối, càng vào bên trong càng ngập sâu hơn.

Chị Cao Thanh Hương (40 tuổi) - ngụ tại ngõ 823 Hồng Hà cho biết, đến 12h trưa ngày 11/9, toàn bộ người dân trong ngõ đã phải sơ tán ra nơi an toàn. Bởi nước đã ngập sâu, không thể cố bám trụ trong nhà. "Vào trong Hồng Hà có thể đi theo 2 lối: đi ngõ 823 Hồng Hà hoặc 256 Bạch Đằng. Ở đầu 2 đường đó nước mới dâng đến đầu gối nhưng càng vào sâu càng ngập nặng.

Suốt từ qua đến giờ, người dân trong ngõ dừng mọi hoạt động buôn bán, thức trắng đêm đề phòng ngập lụt. Vậy mà cuối cùng nước vẫn dâng cao, chúng tôi buộc phải di dời", chị Hương chia sẻ.

Cảnh báo mưa lớn tại Hà Nội

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia vừa phát tin: Trong 3 giờ qua, có vùng mây đối lưu đang tồn tại và phát triển gây mưa cho khu vực Hà Nội.

Ngoài ra, vùng mây đối lưu mạnh trên khu vực Bắc Ninh, Hưng Yên có xu hướng tiếp tục di chuyển về phía Hà Nội.

Từ nay đến 3 giờ tới, những ổ mây đối lưu này tiếp tục gây mưa rào và giông cho các quận nội thành Hà Nội. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Bắt tạm giam Lê Thị Lại
Ngày 19/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Thuận đã bắt tạm giam bà Lê Thị Lại (60 tuổi, ngụ xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam) để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Từ 2025 các kỳ tuyển sinh riêng sẽ thay đổi thế nào?
Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Kỳ thi sẽ gồm 04 môn. Trong đó, hai môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; hai môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Ngữ văn, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn). Đây là lần đầu tiên môn Tin học, Công nghệ (Công nghiệp, Nông nghiệp) trở thành môn thi tốt nghiệp.