Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 29/04/2021 06:30 (GMT+7)

Người chết do Covid-19 quá nhiều, Ấn Độ yêu cầu chặt cây để đốt xác, công viên thành nơi hỏa táng

Theo dõi GĐ&PL trên

Trong bối cảnh thành phố ở Ấn Độ hết chỗ để hỏa táng thi thể bệnh nhân Covid-19, chính quyền phải yêu cầu chặt cây làm củi đốt xác và dùng công viên làm nơi hỏa táng.

Người chết do Covid-19 quá nhiều, Ấn Độ yêu cầu chặt cây làm củi đốt xác, công viên thành nơi hỏa táng
Số người chết đã đạt mức cao nhất mọi thời đại ở Ấn Độ (Ảnh: AFP qua Getty Images).

Ấn Độ hiện đang vật lộn với cuộc khủng hoảng Covid-19. Theo các báo cáo của Grim hôm 26/4, các ca nhiễm đạt mức cao nhất kỷ lục (352.991 ca), liên tục trong ngày thứ năm. Số ca tử vong đạt mức cao nhất mọi thời đại là hơn 2.800.

Làn sóng Covid-19 tại Ấn Độ lần này được ví như cơn “sóng thần” kinh hoàng. Người bệnh gắng gượng đi tìm sự sống, hoảng loạn kiếm giường bệnh cùng với cuộc săn lùng oxy điên cuồng trên thị trường chợ đen. Các nhà xác cũng đã cạn kiệt cáng khiêng thi thể.

Người chết do Covid-19 quá nhiều, Ấn Độ yêu cầu chặt cây làm củi đốt xác, công viên thành nơi hỏa táng
Bức ảnh “biết nói” về thảm kịch Covid-19 ở Ấn Độ (Ảnh: AFP qua Getty Images).

Khi cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng, các lò hỏa táng ở thủ đô Delhi, Ấn Độ đang buộc phải xây dựng các giàn hỏa táng tạm thời trong các công viên vì không còn không gian.

Theo báo cáo của BBC, cây cối trong các công viên thành phố bị chặt để làm củi đốt xác.

Có vẻ như nhân lực làm việc tại lò hỏa táng cũng không đủ đáp ứng cho số ca tử vong ngày càng tăng nên họ đã yêu cầu người thân của những thi thể nạn nhân do Covid-19 giúp đỡ bằng cách đóng cọc gỗ và hỗ trợ các nghi lễ.

Được biết, ít nhất 27 giàn thiêu mới đã được xây dựng tại lò hỏa táng Sarai Kale Khan của thủ đô, với hàng chục giàn khác được bổ sung tại một công viên gần đó.

Tờ Hindustan Times báo cáo rằng một số gia đình phải chờ đợi tới 20 giờ để tiễn biệt những người đã khuất.

Người chết do Covid-19 quá nhiều, Ấn Độ yêu cầu chặt cây làm củi đốt xác, công viên thành nơi hỏa táng
Những báo cáo về tình trạng thiếu oxy (Ảnh: AFP qua Getty Images).

Hiện nay, Anh, Đức và Mỹ đang gửi viện trợ y tế khẩn cấp cho Ấn Độ - bao gồm bình dưỡng khí và máy thở - để chống chọi với đợt sóng thứ hai tàn phá vượt khỏi tầm kiểm soát trong tháng này. Trong đó, đợt viện trợ đầu tiên của Anh đã đến với khoảng 100 máy thở và 95 máy tạo oxy .

Ấn Độ hiện đã ghi nhận thêm hơn 320.000 trường hợp vào thứ Ba, và họ bị cáo buộc đã mất cảnh giác khi các ca nhiễm  giảm sau đợt đầu tiên. 

Lý do gây nên làn sóng Covid-19 nghiêm trọng lần này là bởi hầu hết các địa điểm công cộng ở Ấn Độ đã mở cửa trở lại, các cuộc biểu tình với hàng chục nghìn người tham dự, cũng như các cuộc tụ họp tôn giáo lớn diễn ra.

Với dân số 1,3 tỷ người, cả nước có tổng cộng 17,31 triệu ca nhiễm và 195.123 ca tử vong kể từ khi đại dịch bùng phát hơn một năm trước.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.