Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/05/2024 10:07 (GMT+7)

Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường

Theo dõi GĐ&PL trên

Hằng tuần, Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai liên tục tiếp nhận bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử...

Theo báo cáo tổng hợp gần 700 cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên cả nước, tính riêng năm 2023, có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó trẻ dưới 18 tuổi ghi nhận 71 ca.

Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
Ngộ độc thuốc lá điện tử gây ra nhiều hệ lụy/ Ảnh minh họa: IT.

Thuốc lá điện tử thực chất là các thiết bị điện để nung nóng các hỗn hợp nguyên liệu chứa nhiều hóa chất nhân tạo bên trong, bốc hơi lên để người dùng giải trí.

Tác động của thuốc lá điện tử lên cơ thể thường được biểu hiện dưới 2 dạng. Trường hợp đầu tiên sau khi sử dụng thuốc lá điện tử, người dùng rơi vào tình trạng hôn mê bất tỉnh, co giật sùi bọt mép, tím tái… Khi được đưa đến viện cấp cứu thường trong tình trạng hôn mê, sốc tim…

Trường hợp thứ hai, thuốc lá điện tử có thể gây ra một loạt các căn bệnh mới như tổn thương phổi cấp. Những căn bệnh này mới và chưa từng được đề cập đến trong y văn. Nếu gặp tình trạng này, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong chẩn đoán và điều trị vì chưa có phác đồ hướng dẫn. Do bệnh mới, có thể khiến các bác sĩ nhầm lẫn khi chẩn đoán với nhiều bệnh khác. Nhưng thực chất các căn bệnh này lại là do thuốc lá điện tử gây ra.

Rất nhiều hóa chất trong hơi thuốc lá điện tử được chứng minh gây hại cho sức khỏe, gây ra các bệnh ung thư, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, ho, hen, nhồi máu cơ tim, tổn thương mạch máu, giảm miễn dịch, gây tổn thương AND là các phân tử di truyền, tăng nguy cơ đái đường, bệnh tim mạch…

Trong thuốc lá điện tử thường có ba hoạt chất chính là nicotine, các chất hóa học và ma túy tổng hợp/ma túy dạng mới. Những chất này đều gây hại cho sức khỏe và tác động trực tiếp đến thần kinh. Ngộ độc cấp tính do thuốc lá điện tử có thể khiến bệnh nhân gặp di chứng về thần kinh. Trong trường hợp nhẹ thì ảnh hưởng đến khả năng vận động như đi lại tập tễnh. Trường hợp nặng hơn có thể gây rối loạn tâm thần, trầm cảm, suy tim, tổn thương phổi mạn tính…

Rất nhiều trường hợp vào bệnh viện điều trị do ngộ độc thuốc lá điện tử như mạch máu bị vôi hóa; rối loạn ý thức, co giật, kích thích, tiêu cơ vân, suy thận, nhịp tim chậm; nhiều ca đột quỵ não…

Thuốc lá điện tử rất nhiều tác hại, nicotine là hóa chất nhân tạo tổng hợp, là nơi chứa chấp ma túy thế hệ mới, cần sa tổng hợp, cỏ Mỹ… Thành phần hóa chất, ma túy của thuốc lá điện tử phức tạp hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống. Đặc biệt, sự xuất hiện của nicotine thế hệ thứ 4, gọn nhẹ, khó tháo mở và hít nhiều lần hơn so với thế hệ 1, 2, 3. Nhất là sử dụng nicotine dạng muối thay cho dạng tự do trước đó. Hút thuốc lá điện tử ở tuổi 14 dẫn tới tăng nguy cơ hút thuốc lá thông thường ở tuổi 17. Số lượng bệnh mới do thuốc lá điện tử phức tạp và nhiều hơn rất nhiều so với thuốc lá truyền thống.

Ngộ độc thuốc lá điện tử: Hệ lụy khôn lường
Bác sĩ tư vấn cho bệnh nhân ngộ độc thuốc lá điện tử điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.

Theo Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai, do chưa có phác đồ chính thức điều trị thuốc lá điện tử, vì vậy, 75% những ca nhập viện phải thở oxy; 22% thở máy không xâm nhập; 26% phải đặt ống thở và một số ca phải sử dụng ECMO; 25-58% các ca để lại xơ phổi mức độ khác nhau; rối loạn khuếch tán kéo dài tới ít nhất 2 tháng sau khi ra viện. Lo ngại lớn hơn nữa khi người sử dụng ma tuý trong thuốc lá điện tử có nguy cơ dùng ma túy gấp 3,5 lần so với người không hút. Do vậy, các chuyên gia y tế đều cho rằng, cần ngay lập tức cấm lưu thành thuốc lá điện tử, cấm hoàn toàn, không thử nghiệm, không cần đánh giá, theo dõi.

Hiện nay, thuốc lá điện tử có hơn 400 thương hiệu với khoảng 15.000 hương liệu từ trên 1.200 nhà cung cấp. Ước tính mỗi tháng có thêm 10,5 thương hiệu và 242 hương liệu mới, đang thu hút và đầu độc giới trẻ. Với những tên gọi, mùi vị cực kỳ hấp dẫn như: “làn sóng dưa hấu”, “bùa tình yêu”… và các hóa chất với số lượng khổng lồ, thay đổi liên tục, đang đánh vào thị hiếu của giới trẻ khiến lứa tuổi này ngày càng sa đà vào con đường nghiện thuốc.

Thuốc lá điện tử không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn để lại nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội. Trước những tác hại mà thuốc lá điện tử gây ra, Bộ Y tế cũng đã có đề nghị xử lý nghiêm trường hợp mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử.

Theo tổ chức WHO, trên thế giới đã có ít nhất 39 quốc gia và vùng lãnh thổ cấm hoàn toàn các sản phẩm thuốc lá điện tử. Trong khu vực ASEAN, đã có 5 quốc gia cấm hoàn toàn, gồm Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia.

Có 3 quốc gia bán thuốc lá điện tử dưới dạng dược phẩm được cấp phép và thuốc kê đơn điều trị theo phác đồ là Chile, Australia và Nhật Bản. 88 quốc gia đưa thuốc lá điện tử vào diện quản lý, trong đó có 27 quốc gia thuộc khối liên minh châu Âu. Việc quản lý này được tiến hành chặt chẽ theo các biện pháp của Công ước khung (WHO FCTC).

Cùng chuyên mục

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Số ca mắc sởi tăng cao, bệnh viện quá tải
Khoảng 1 tuần qua, số bệnh nhi mắc sởi phải nhập viện điều trị tại Đồng Nai tăng cao. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai tiếp nhận gần 70 ca mắc mới, dẫn đến quá tải tại các khoa điều trị về hô hấp. Đáng lưu ý, hầu hết bệnh nhi mắc sởi đều chưa tiêm vaccine sởi hoặc chưa tiêm đủ 2 mũi theo khuyến cáo.
Bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện, người bệnh hưởng lợi
Ngày 19/11, Bộ Y tế cho biết, hiện nay việc ban hành danh mục và quy định về thanh toán bảo hiểm y tế đối với thuốc được thực hiện theo Thông tư số 20/2022/TT-BYT. Sau gần 2 năm thực hiện, Thông tư 20 bộc lộ một số vấn đề vướng mắc, đòi hỏi cần phải sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.
Thêm một ca tử vong do cúm A/H1 pdm
Ngày 15/11, thông tin từ trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị này vừa có báo cáo gửi Viện Pasteur Nha Trang và Sở Y tế về ca bệnh tử vong do cúm A/H1 pdm.
TP HCM: Số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng
Thời gian gần đây, các bệnh viện nhi trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ghi nhận số trẻ bị sốt xuất huyết nhập viện gia tăng; trong đó, nhiều trẻ nhập viện khi đã có dấu hiệu nặng như sốc sốt xuất huyết, suy đa cơ quan.
Một số thực phẩm ngăn ngừa nếp nhăn
Chế độ ăn uống có thể giúp bạn ngăn ngừa nếp nhăn và tình trạng làn da bị lão hóa, chảy xệ. Hãy bổ sung những thực phẩm sau để có làn da láng mịn.

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.
Điều kiện thanh toán thuốc điều trị ung thư cho người tham gia BHYT từ năm 2025
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán đối với thuốc điều trị ung thư, điều hòa miễn dịch khi đáp ứng các quy định tại Thông tư 37/2024/TT-BYT đồng thời đáp ứng điều kiện như: Sử dụng để điều trị ung thư khi được chỉ định bởi bác sĩ có phạm vi hành nghề ung bướu hoặc y học hạt nhân hoặc huyết học truyền máu hoặc trường hợp thuộc phạm vi chuyên môn của người hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh...