Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 26/01/2022 20:00 (GMT+7)

Ngày 26/1, có thêm 15.954 ca COVID-19, Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc biến thể Omicron

Theo dõi GĐ&PL trên

Tính từ 16h ngày 25/1 đến 16h ngày 26/1, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 15.954 ca nhiễm mới, tại 61 tỉnh, thành phố. Trong đó, 10.571 ca trong cộng đồng.

TÌNH HÌNH DỊCH COVID-19

Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.884), Đà Nẵng (991), Bắc Ninh (865), Hải Phòng (702), Thanh Hóa (587), Quảng Nam (572), Bắc Giang (485), Vĩnh Phúc (465), Bình Định (433), Hòa Bình (425), Quảng Ngãi (396), Hưng Yên (387), Hải Dương (370), Nam Định (360), Bình Phước (315), Bến Tre (301), Quảng Ninh (297), Nghệ An (294), Thái Bình (270), Phú Thọ (270), Thừa Thiên Huế (255), Cà Mau (244), Thái Nguyên (235), Lâm Đồng (229), Lào Cai (202), Kon Tum (192), Lạng Sơn (154), Vĩnh Long (153), Khánh Hòa (145), Sơn La (140), Hà Nam (137), Tây Ninh (136), Hà Tĩnh (131), Ninh Bình (121), TP. Hồ Chí Minh (121), Quảng Bình (121), Quảng Trị (120), Điện Biên (117), Bà Rịa - Vũng Tàu (115), Tuyên Quang (110), Hà Giang (109), Yên Bái (100), Trà Vinh (96), Bình Thuận (87), Bình Dương (76), Đắk Nông (69), Cao Bằng (62), Hậu Giang (57), Đồng Tháp (54), Cần Thơ (44), Đồng Nai (39), Long An (39), An Giang (37), Lai Châu (32), Ninh Thuận (29), Kiên Giang (28), Sóc Trăng (26), Tiền Giang (26), Bắc Kạn (23), Gia Lai (3), Đắk Lắk (2).

tm-img-alt
Tiêm vắc xin Covid-19 - ảnh Việt Hùng.

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hưng Yên (-236), Thanh Hóa (-98), Phú Thọ (-93).

- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bắc Ninh ( 305), Quảng Nam ( 271), Hà Tĩnh ( 131).

- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 15.574 ca/ngày.

- Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 166 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại TP. Hồ Chí Minh (92), Quảng Nam (27), Hà Nội (14), Khánh Hòa (11), Đà Nẵng (8 ), Kiên Giang (4), Quảng Ninh (2), Thanh Hóa (2), Hải Dương (1), Hải Phòng (1), Long An (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bình Dương (1), Lâm Đồng (1).

2. Tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam:

- Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 2.187.481 ca nhiễm, đứng thứ 28/224 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 143/224quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 22.161 ca nhiễm).

- Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay):

Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 2.180.679 ca, trong đó có 1.921.792 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP. Hồ Chí Minh (513.091), Bình Dương (292.660), Hà Nội (117.268), Đồng Nai (99.756), Tây Ninh (87.571).

TÌNH HÌNH ĐIỀU TRỊ

(Số liệu do Sở Y tế các tỉnh, thành phố báo cáo hàng ngày trên Hệ thống quản lý COVID-19 của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế - cdc. kcb. vn)

1. Số bệnh nhân khỏi bệnh:

- Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày: 20.540 ca

- Tổng số ca được điều trị khỏi: 1.924.609 ca

2. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 4.402 ca, trong đó:

- Thở ô xy qua mặt nạ: 3.006 ca

- Thở ô xy dòng cao HFNC: 645 ca

- Thở máy không xâm lấn: 118 ca

- Thở máy xâm lấn: 616 ca

- ECMO: 17 ca

3. Số bệnh nhân tử vong:

- Từ 17h30 ngày 25/01 đến 17h30 ngày 26/01 ghi nhận 155 ca tử vong tại:

Tại TP. Hồ Chí Minh (8 ) trong đó có 5 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (1), Sóc Trăng (1), Đồng Tháp (1), An Giang (1), Bình Phước (1).

Tại các tỉnh, thành phố khác: Hà Nội (19), Đồng Nai (11 ca trong 02 ngày), Vĩnh Long (9), Khánh Hòa (7 ca trong 02 ngày), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Kiên Giang (7), Cần Thơ (7), Bắc Ninh (6), Đồng Tháp (6), An Giang (6), Bến Tre (6), Bạc Liêu (5 ca trong 02 ngày), Sóc Trăng (5), Huế (5), Đà Nẵng (5), Quảng Ngãi (4 ca trong 02 ngày), Bình Thuận (4), Hậu Giang (4), Trà Vinh (3), Bình Phước (3), Tiền Giang (3), Lạng Sơn (2 ca trong 02 ngày), Bình Định (2), Hà Giang (2), Đắk Lắk (2), Tây Ninh (2), Cà Mau (2), Hải Dương (1), Ninh Bình (1), Đắk Nông (1).

- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 150 ca.

- Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 37.165 ca, chiếm tỷ lệ 1,7% so với tổng số ca nhiễm.

- Tổng số ca tử vong xếp thứ 25/224 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 128/224 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49 (xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 24/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).

TÌNH HÌNH XÉT NGHIỆM

Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện xét nghiệm được 32.010.511 mẫu tương đương 76.930.534 lượt người, tăng 76.538 mẫu so với ngày trước đó.

TÌNH HÌNH TIÊM CHỦNG

Trong ngày 25/01 có 1.442.562 liều vắc xin phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 178.818.612 liều, trong đó tiêm mũi 1 là 78.945.692 liều, tiêm mũi 2 là 73.967.094 liều, tiêm mũi 3 (tiêm bổ sung/tiêm nhắc và mũi 3 liều cơ bản) là 25.905.826 liều.

Cùng chuyên mục

Nhiều bệnh nhân lao phát hiện muộn
Năm 2023, toàn tỉnh Gia Lai phát hiện 705 bệnh nhân lao. Theo đánh giá, số bệnh nhân tiềm ẩn và nguồn lây trong cộng đồng vẫn còn nhiều. Bên cạnh đó, tình trạng gia tăng bệnh nhân kháng thuốc gây khó khăn trong công tác phòng, chống lao.
Hà Nam: Chủ động phòng, chống bệnh Sởi/Rubella
Tại tỉnh Hà Nam, từ đầu năm 2024 đến nay ghi nhận 07 trường hợp sốt phát ban nghi mắc sởi/rubella, trong đó qua xét nghiệm xác định 01 trường hợp dương tính với bệnh Sởi và 01 trường hợp dương tính với bệnh Rubella.
Sửa bình nóng lạnh, suýt mất ngón tay do bị điện giật
Bỏng điện là một loại bỏng nặng, nếu như bỏng lửa và bỏng nước sôi gây ra các tổn thương trên da từ ngoài vào trong thì bỏng điện lại gây ra vết bỏng sâu từ trong ra ngoài. Bỏng do dòng điện có thể gây ra các tổn thương bệnh lý toàn thân hoặc tại chỗ như ngừng hô hấp, ngừng tim, hoặc tàn phế.

Tin mới

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.