Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 10/01/2022 20:00 (GMT+7)

Ngày 10/1, Hà Nội phát hiện thêm 2.832 ca mắc Covid-19

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo CDC Hà Nội, đây là ngày thứ 2 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 2.800 ca mắc Covid-19 và là ngày thứ 9, Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 ca mắc.

Chiều 10/1, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 2.832 ca bệnh mắc Covid-19, trong đó, 712 ca cộng đồng.

tm-img-alt
Nhân viên y tế lấy mẫu cho người dân.

Đây là ngày thứ 2 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 2.800 ca mắc Covid-19 và là ngày thứ 9, Hà Nội ghi nhận hơn 2.000 ca mắc.

Số ca mắc cộng đồng hôm nay tiếp tục tăng và ở mức hơn 700 ca.

Còn theo Bộ Y tế, hôm nay, tiếp tục là ngày, thành phố Hà Nội đứng đầu cả nước về số ca mắc mới trong 24h.

Ngày 10/1, Hà Nội phát hiện thêm 2.832 ca mắc Covid-19 - Ảnh 1.

Cũng theo CDC Hà Nội, 2.832 bệnh nhân phân bố tại 393 xã phường thị trấn thuộc 30/30 quận, huyện, thị xã.

Một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như: Hà Đông (168); Hoàng Mai (165); Thanh Trì (134); Đống Đa (124); Thanh Xuân (115); Nam Từ Liêm (109); Hai Bà Trưng (100);…

Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 73.790 ca.

Trước đó, theo báo cáo của Sở Y tế, trong 7 ngày qua (tính từ 3/1 đến 9/1), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận 18.233 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 76 ca tử vong (chiếm hơn 0,4%).

Trong khi đó, theo Bộ Y tế, trung bình số ca nhiễm mới trong nước 7 ngày qua là 16.097 ca/ngày. Trung bình số ca tử vong ghi nhận ở nước ta trong 7 ngày qua là 213 ca/ngày (chiếm hơn 1,3%).

Tính đến hết ngày 9-/1, toàn thành phố có 46.647 trường hợp F0 đang được điều trị, trong đó có 36.460 người điều trị tại nhà (chiếm hơn 78%); số còn lại điều trị tại cơ sở thu dung điều trị Covid-19 của thành phố, của các quận, huyện và các bệnh viện của Hà Nội, trung ương. Trong đó, có gần 3.000 F0 đang điều trị tại tầng 2 và tầng 3.

Cũng theo thống kê của Cục Quản lý khám, chữa bệnh (Bộ Y tế), tính đến hết ngày 9-1, tại Hà Nội có 4.252 F0 đang điều trị tại bệnh viện, trong đó có 1.870 F0 nhẹ và không triệu chứng, 1.932 F0 mức độ trung bình và 450 trường hợp nặng, nguy kịch.

Trong số 450 trường hợp nặng và nguy kịch này, có 397 F0 thở mask, gọng kính; 14 F0 thở HFNC; 6 trường hợp thở máy không xâm lấn; 31 trường hợp thở máy xâm lấn và 2 trường hợp lọc máu.

Cùng chuyên mục

VFF cùng Vinmec ký kết hợp tác chiến lược về y học thể thao
Ngày 1/4/2025, Hệ thống Y tế Vinmec và Liên đoàn bóng đá Việt Nam (VFF) chính thức ký kết hợp tác chiến lược nhằm tập trung chăm sóc sức khỏe tuyển thủ, đồng thời mở rộng đào tạo và nghiên cứu nhằm nâng cao toàn diện chất lượng y học thể thao Việt Nam. Sự kiện không chỉ giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho các vận động viên mà còn thúc đẩy sự phát triển bền vững của y học thể thao nước nhà.
Yêu cầu truy xuất tận gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc 37 người
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có công văn đề nghị Sở An toàn thực phẩm TP Hồ Chí Minh tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ nghi ngờ ngộ độc khiến 37 người nhập viện sau ăn bánh mì; truy xuất đến tận cùng nguồn gốc thực phẩm nghi ngờ gây ngộ độc, lấy mẫu thực phẩm, bệnh phẩm để xét nghiệm tìm nguyên nhân...
Nghiên cứu thành công vaccine "đa năng" chống nhiều loại ung thư
Các nhà khoa học tại Đại học Tufts của Mỹ vừa công bố bước tiến vượt bậc trong cuộc chiến chống ung thư: một loại vaccine mới có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch mạnh mẽ, giúp cơ thể chống lại nhiều loại khối u ác tính nguy hiểm.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.