Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 17/02/2024 10:30 (GMT+7)

Nga hoãn phóng vệ tinh Internet vạn vật

Theo dõi GĐ&PL trên

Marathon IoT là nhóm vệ tinh của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga gồm hơn 250 thiết bị cung cấp dịch vụ Internet vạn vật sẽ được thiết lập trong khuôn khổ chương trình Sphera.

Ảnh minh hoạ.
Ảnh minh hoạ.

Nga đã quyết định hoãn phóng vệ tinh Marathon IoT (Internet vạn vật) đầu tiên của nước này do cần phải kiểm tra thêm phần mềm. Đây là thông báo ngày 16/2 của Cơ quan Vũ trụ Liên bang Nga (Roscosmos).

Thông báo nêu rõ việc hoãn phóng vệ tinh là để kiểm tra thêm phần mềm cũng như làm rõ thêm chương trình nghiên cứu bổ sung.

Ban đầu, Roscosmos dự kiến phóng vệ tinh thử nghiệm Marathon IoT lên quỹ đạo cùng với vệ tinh Meteor-M 2-4. Vụ phóng này dự kiến thực hiện từ sân bay vũ trụ Vostochny trong quý 1 năm nay.

Marathon IoT là nhóm vệ tinh cung cấp dịch vụ Internet vạn vật sẽ được thiết lập trong khuôn khổ chương trình Sphera.

Nhóm vệ tinh này sẽ gồm hơn 250 thiết bị với mỗi thiết bị nặng không quá 50kg bố trí trên 12 mặt phẳng quỹ đạo ở độ cao khoảng 750km.

Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần Resetnev, Evgheny Nesterov, việc sản xuất hàng loạt vệ tinh Marathon IoT sẽ bắt đầu trong năm nay.

Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2025, sẽ có 5 vệ tinh được sản xuất và đến năm 2026, con số này là 44.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã thông báo về chương trình Sphera trong chương trình đối thoại trực tuyến với người dân ngày 7/6/2018.

Chương trình này bao gồm phóng các vệ tinh viễn thông và nghiên cứu Trái Đất với 5 nhóm vệ tinh cung cấp các dịch vụ viễn thông và 5 nhóm vệ tinh cung cấp dịch vụ quan sát.

Cùng chuyên mục

WHO bác thông tin về virus lạ ở Nga
Người đứng đầu văn phòng WHO tại Nga, ông Batyr Berdyklychev, mới đây đã lên tiếng về một loại virus lạ gây triệu chứng ho ra máu ở nước này.

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.