Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/05/2024 13:36 (GMT+7)

Nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ an toàn cho trẻ em khi tham gia giao thông

Theo dõi GĐ&PL trên

Tổ chức Y tế thế giới khuyến nghị trẻ em cao dưới 150cm và dưới 12 tuổi không được ngồi ở hàng ghế trước xe; Trẻ em bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy hoặc xe điện...

Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định về thiết bị an toàn cho trẻ em và vị trí an toàn của trẻ em trên xe ô tô. Nhiều phụ huynh vẫn để trẻ em ngồi ghế trước hoặc đứng trong xe, vươn tay ra cửa sổ, thò đầu qua cửa sổ trời…

Trong khi đó, hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia áp dụng luật và quy định cụ thể để bảo vệ trẻ em trên xe ô tô khi tham gia giao thông.

Đến năm 2023, đã có 115 nước đã có luật cấm trẻ ngồi ghế trước, trong đó 70 nước cấm hoàn toàn và 45 nước cấm trẻ em ngồi ghế trước nếu không ngồi trong thiết bị an toàn trên xe ô tô; trong khu vực ASEAN, Singapore bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ em dưới 135 cm, Malaysia bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ.

tm-img-alt
Ảnh minh hoạ.

Theo dự kiến, Quốc hội trong kỳ họp này sẽ thông qua Luật trật tự An toàn Giao thông đường bộ. Các chuyên gia dẫn khuyến nghị của tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về những nội dung cụ thể trong Luật trật tự an toàn giao thông đường bộ cho biết: WHO khuyến nghị trẻ em cao dưới 150cm và dưới 12 tuổi không được ngồi ở hàng ghế trước xe; Trẻ em bắt buộc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe máy hoặc xe điện.

WHO khuyến cáo tất cả trẻ em nên được ngồi ở ghế sau của xe ô tô. Dùng thiết bị an toàn, nguy cơ chấn thương trẻ ngồi ghế sau giảm 14% so với trẻ ngồi ghế trước. Khi túi khí bung ra gây thương tích nghiêm trọng ở đầu và cổ cho trẻ em ngồi ghế trước.

Do đó, từ thực tiễn của Việt Nam, tại Khoản 3, Điều 11 của dự thảo Luật, các chuyên gia đề nghị bổ sung nội dung "không được để trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ xe chỉ có một hàng ghế" và bỏ nội dung "mà không có người lớn ngồi cùng".

Vì sao cần bỏ nội dung "mà không có người lớn ngồi cùng" với trẻ em được chở trên xe ô tô và trên xe máy? Theo các chuyên gia nếu không bỏ nội dung này sẽ gây hiểu lầm dây đai an toàn/thiết bị an toàn sẽ không cần dùng nếu có người lớn ngồi cùng trẻ. Khi xảy ra va chạm, lực quán tính và tình huống bất ngờ có thể khiến người lớn không thể giữ chặt trẻ dẫn tới việc trẻ bị văng khỏi ghế, va đập và bị thương nghiêm trọng.

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã đề ra một số chính sách bảo vệ, bảo đảm an toàn cho trẻ em, như quy tắc an toàn của trẻ em trên ô tô; trách nhiệm của người đi bộ với trẻ em tham gia giao thông; trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo; bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đối với xe ô tô đưa đón học sinh… Về cơ bản, những quy định mới này được đánh giá là tiến bộ, là bước tiến quan trọng trong việc tiếp tục hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ trẻ em trong hệ thống pháp luật nước ta; đồng thời trẻ em sẽ được bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn, thương tích khi tham gia giao thông đường bộ.

Tuy nhiên, một số nội dung của Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nâng cao tiêu chuẩn bảo vệ an toàn cho trẻ em. Trong đó, có việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô và mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông. Mũ bảo hiểm là một phương tiện hiệu quả bảo vệ người ngồi trên mô tô, xe máy, giảm 42- 69% nguy cơ tử vong và thương tích sọ não, đầu, mặt; giảm 24,7% chi phí điều trị tại bệnh viện. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 155 quốc gia có quy dịnh về đội mũ bảo hiểm đối với người lái, người đi cùng trên mọi loại đường; 98 quốc gia áp dụng chuẩn quốc gia, quốc tế cho mũ bảo hiểm.

Trẻ em là một trong những đối tượng yếu thế nhất khi tham gia giao thông. Tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong thứ hai đối với lứa tuổi 4- 15 tại Việt Nam. Thế nhưng, tỷ lệ trẻ em đội mũ bảo hiểm vẫn còn ở mức thấp chỉ 52%. Đáng chú ý, có việc hiểu không đúng về trẻ em dưới 6 tuổi không cần đội mũ bảo hiểm. Không phạt người lớn chở trẻ em dưới 6 tuổi không đội mũ bảo hiểm trên xe máy. Cũng chưa có quy chuẩn về mũ bảo hiểm cho trẻ dưới 6 tuổi.

Đối với thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô, mặc dù tỷ lệ sở hữu ô tô ở Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, gia tăng nhanh chóng và các gia đình trẻ có xu hướng ở ngoại thành, thường xuyên di chuyển quãng đường xa, song Việt Nam chưa có quy định pháp luật về thiết bị an toàn cho trẻ. Theo số liệu của Trung tâm Nghiên cứu chính sách về phòng chống chấn thương năm 2021, chỉ 1,3% xe ô tô có sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ, trong đó tỷ lệ này ở Hà nội là 2,6%, TP. Hồ Chí Minh 1,1%, Đà Nẵng 0%. Hầu hết người dùng do đã quen sử dụng khi ở nước ngoài. Trong khi đó, sử dụng thiết bị an toàn phù hợp là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ trong trường hợp va chạm giao thông. Trẻ em cần sử dụng thiết bị an toàn cho đến khi dùng được dây an toàn của người lớn. Trẻ chỉ có thể dùng dây an toàn khi đủ chiều cao xấp xỉ 150cm. Trẻ dưới 12 tuổi và chiều cao dưới 150cm cũng không được ngồi ghế trước của ô tô, vì đó là vị trí chịu nhiều lực tác động hơn khi xảy ra va chạm…

Từ thực trạng trên, các chuyên gia khuyến nghị, xem xét quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm ở trẻ em khi tham gia giao thông, kể cả trẻ dưới 6 tuổi; tăng cường thực thi pháp luật đối với việc đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn, không đúng cách; kiểm soát và chia sẻ thông tin về chất lượng mũ bảo hiểm… Dựa trên khuyến nghị của WHO và quốc tế, nên quy định rõ việc bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn của trẻ em trên ô tô đối với trẻ đến 12 tuổi hoặc chiều cao dưới 150cm; quy định tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng thiết bị an toàn trên xe ô tô (chốt ghế, đệm an toàn…). Đặc biệt, quy định độ tuổi trẻ em không được ngồi ghế trước (dưới 12 tuổi).

Cùng chuyên mục

Những điều cần biết về táo bón chức năng ở trẻ
Táo bón là một rối loạn tiêu hóa phổ biến ở trẻ em, gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của trẻ. Theo thống kê, từ 12-14% trẻ em trên toàn cầu mắc phải táo bón, trong đó phần lớn (khoảng 95%) là táo bón chức năng.
Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.
Cơ thể sẽ ra sao khi chúng ta cắt giảm lượng đường?
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng như bác sĩ chuyên khoa luôn khuyến cáo cần phải giảm bớt lượng đường bổ sung vì chúng gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe. Vậy điều gì sẽ xảy ra khi chúng ta cắt giảm đường nạp vào cơ thể?
Hoại tử chân do tự ý cho ong châm chữa bệnh
Một bệnh nhân đã rơi vào tình trạng hoại tử khớp gối, sốt cao, nhiễm khuẩn huyết do tự ý dùng ong châm vào khớp gối và đắp thuốc nam để chữa bệnh viêm khớp dạng thấp.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.