Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 23/05/2024 08:47 (GMT+7)

Đề xuất không được để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo Đại biểu Quốc hội, vị trí ngồi cùng hàng với người lái là vị trí nguy hiểm nhất trên xe ô tô, có thể gây thương tích nghiêm trọng ở đầu và cổ cho trẻ em.

Đề xuất không được để trẻ em dưới 10 tuổi ngồi ghế trước ô tô
Ảnh minh họa.

Ngày 22/5, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Tham gia thảo luận về dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ tại hội trường Quốc hội, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Đoàn Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội) đề nghị bổ sung nội dung "không được để trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, trừ xe chỉ có một hàng ghế" và bỏ nội dung "mà không có người lớn ngồi cùng" tại khoản 3, Điều 11.

Phân tích lý do vì sao "không được để trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35m ngồi cùng hàng ghế với người lái xe", Đại biểu Nguyễn Anh Trí cho biết, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả trẻ em, bất kể độ tuổi hay chiều cao, nên được ngồi ở ghế sau của xe ô tô khi tham gia giao thông. Vì vị trí ngồi sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em, giảm nguy cơ bị thương so với để trẻ ngồi ở vị trí cùng hàng ghế với người lái xe. Khi dùng thiết bị an toàn, nguy cơ chấn thương trẻ ngồi ghế sau giảm 14% so với trẻ ngồi ghế trước.

Vị trí ngồi cùng hàng với người lái là vị trí nguy hiểm nhất trên xe ô tô. Đặc biệt, ngay khi túi khí bung ra, cũng có thể gây thương tích nghiêm trọng ở đầu và cổ cho trẻ em kể cả khi trẻ ngồi trong thiết bị an toàn quay mặt về phía sau. Nhiều hãng xe cũng thường xuyên khuyến cáo về việc không nên cho trẻ em ngồi ở hàng người lái.

Theo Đại biểu, đến năm 2023, 115 nước đã có luật cấm trẻ ngồi ghế trước, trong đó 70 nước cấm hoàn toàn và 45 nước cấm trẻ em ngồi ghế trước nếu không ngồi trong thiết bị an toàn trên xe ô tô.

Về lý do cần bỏ nội dung “mà không có người lớn ngồi cùng” với trẻ em được chở trên xe ô tô và trên xe máy, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng, cách viết này sẽ gây hiểu lầm rằng dây đai an toàn/thiết bị an toàn sẽ không cần dùng nếu có người lớn ngồi cùng trẻ. Mà trẻ em được chở trên xe ô tô hoặc xe máy nghĩa là có ít nhất người lái xe (người lớn) ở cùng trên xe.

Luật không nên có cách hiểu khác nhau, người lớn ngồi cùng không thể thay thế thiết bị an toàn cho trẻ trên xe ô tô vì dây đai an toàn chỉ phù hợp với kích thước của người lớn và trẻ em từ 10 tuổi và cao 1,35m trở lên. Khi xảy ra va chạm, lực quán tính và tình huống bất ngờ có thể khiến người lớn không thể giữ chặt trẻ dẫn tới việc trẻ bị văng khỏi ghế, va đập và bị thương nghiêm trọng.

Cùng chuyên mục

TP.HCM đang mưa lớn, giông sét ầm ầm
TP.HCM đang đối mặt với mưa lớn và giông sét tại nhiều quận huyện. Người dân cần đề phòng lốc, mưa đá và ngập úng cục bộ trong các giờ tới.
Kiến nghị hỗ trợ mức đóng BHYT hộ gia đình
Trên cơ sở quy định của Luật BHYT, Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT, mức đóng BHYT là 4,5%.

Tin mới

Thương hiệu bia riêng của Sun Group có gì đặc biệt?
Những sản phẩm bia thủ công cao cấp đầu tiên mang thương hiệu Sun KraftBeer của Tập đoàn Sun Group đã ra đời tại xưởng bia thủ công Bà Nà (Đà Nẵng) và nhận được sự đón nhận nhiệt thành từ du khách trong nước và quốc tế. Điều gì làm nên sự khác biệt cho thương hiệu bia Sun KraftBeer của Sun Group?