Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 16/12/2023 07:49 (GMT+7)

Nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng chế độ hỗ trợ gì?

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo quy định hiện nay, nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng những chế độ hỗ trợ gì?

Nạn nhân của các vụ mua bán người được hưởng chế độ hỗ trợ gì?

Ảnh minh họa.

Liên quan đến vấn đề này, Bộ Công an cho biết, tại Điều 32, Luật Phòng, chống mua bán người quy định về đối tượng và chế độ hỗ trợ cho nạn nhân mua bán người như sau:

Nạn nhân là công dân Việt Nam, người không quốc tịch thường trú ở Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các Điều 33, 34, 35, 36, 37 và 38 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ sau đây:

- Hỗ trợ về nhu cầu thiết yếu và chi phí đi lại;

- Hỗ trợ y tế;

- Hỗ trợ tâm lý;

- Trợ giúp pháp lý;

- Hỗ trợ học văn hóa, học nghề;

- Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn.

Nạn nhân là người nước ngoài bị mua bán tại Việt Nam, thì tùy trường hợp quy định tại các Điều 33, 34, 35 và 36 của Luật này được hưởng các chế độ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

Người chưa thành niên đi cùng nạn nhân, thì tùy trường hợp quy định tại các Điều 33, 34 và 35 của Luật này được hưởng chế độ hỗ trợ theo quy định trên.

Chính phủ quy định chi tiết về các chế độ hỗ trợ; trình tự, thủ tục thực hiện chế độ hỗ trợ đối với nạn nhân.

Điều 34. Hỗ trợ y tế

Trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân, nếu nạn nhân cần được chăm sóc y tế để phục hồi sức khỏe thì được xem xét hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh.

Điều 35. Hỗ trợ tâm lý

Nạn nhân được hỗ trợ để ổn định tâm lý trong thời gian lưu trú tại cơ sở bảo trợ xã hội hoặc cơ sở hỗ trợ nạn nhân

Điều 36. Trợ giúp pháp lý

1. Nạn nhân được tư vấn pháp luật để phòng ngừa bị mua bán trở lại và được trợ giúp pháp lý để làm thủ tục đăng ký hộ khẩu, hộ tịch, nhận chế độ hỗ trợ, đòi bồi thường thiệt hại, tham gia tố tụng và các thủ tục pháp lý khác có liên quan đến vụ việc mua bán người.

2. Trình tự, thủ tục trợ giúp pháp lý được thực hiện theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý.

Điều 37. Hỗ trợ học văn hóa, học nghề

1. Nạn nhân là người chưa thành niên thuộc hộ nghèo, nếu tiếp tục đi học thì được hỗ trợ tiền học phí, tiền mua sách giáo khoa và đồ dùng học tập trong năm học đầu tiên.

2. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được xem xét hỗ trợ học nghề.

Điều 38. Trợ cấp khó khăn ban đầu, hỗ trợ vay vốn

1. Nạn nhân khi trở về địa phương, nếu thuộc hộ nghèo thì được hỗ trợ một lần tiền trợ cấp khó khăn ban đầu.

2. Nạn nhân có nhu cầu vay vốn để sản xuất, kinh doanh thì được xem xét tạo điều kiện vay vốn theo quy định của pháp luật.

Cùng chuyên mục

Bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Theo quy định, người mua, thuê mua nhà ở xã hội chỉ được quyền chuyển nhượng lại nhà ở trong thời hạn tối thiểu 05 năm kể từ khi tất toán toàn bộ tiền mua, thuê nhà. Vậy, trường hợp bán nhà ở xã hội chưa đủ 05 năm bị xử lý thế nào?
Chế độ thai sản khi vợ chồng làm cùng cơ quan
Vợ chồng tôi làm cùng một cơ quan, đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) trên 03 năm. Vậy, khi tôi nghỉ sinh con thì chồng của tôi có được hưởng tiền trợ cấp thai sản không? Bạn đọc T.H.B. hỏi.
Người đi bộ vi phạm giao thông sẽ bị xử lý thế nào?
Khi lái xe trên đường cao tốc, tôi thấy nhiều người đi bộ bắt xe, đi bộ tập thể dục trên làn đường khẩn cấp của đường cao tốc, hành vi này rất nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao gây tai nạn giao thông. Bộ Công an cho hỏi, nếu người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ sẽ bị xử lý như thế nào?

Tin mới