Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 19/12/2022 10:08 (GMT+7)

Nấm mốc trong nhà – Hiểm hoạ sức khoẻ khôn lường

Theo dõi GĐ&PL trên

Ở những nơi ẩm thấp trong nhà thường xuất hiện nấm mốc, bạn có thể thấy điều này bình thường, tuy nhiên chúng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như: dị ứng, bệnh đường hô hấp, thậm chí gây tử vong.

Nấm mốc là một loài sinh vật chân hạch. Theo các chuyên gia, các tế bào của nó không chứa diệp lục nên không được tính là thực vật. Có hơn 100.000 loại nấm mốc được tìm thấy trong nhà và ngoài trời, chúng phát triển cực mạnh ở những nơi ẩm ướt và thiếu ánh sáng như tầng áp mái, tầng hầm và phòng tắm…

Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã công bố các loại nấm mốc được coi là mối đe dọa với sức khỏe con người. Chúng đang phát triển mạnh mẽ và kháng các loại thuốc chữa bệnh, khiến việc điều trị ở nên khó khăn, buộc các nhà khoa học phải tìm giải pháp mới. Đặc biệt chúng luôn xuất hiện nhiều trong ngôi nhà của bạn.

Nấm mốc thường xuất hiện ở đâu trong nhà?

Nấm mốc là một loại nấm và có thể xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ trong nhà, ngoài trời và ngay cả trong không khí. Trong nhà, nấm mốc thường phát triển ở những nơi có hơi ẩm bị mắc kẹt trong không khí, thường là góc tường, xung quanh vòi hoa sen, máy rửa chén, máy giặt và trong bếp, xung quanh cửa sổ, đường ống nước bị rò rỉ hoặc trên tường thạch cao bị thấm nước. Nó cũng dễ dàng phát triển trên giấy, vải, thảm, ghế bọc, vật liệu cách nhiệt và thậm chí là trong bụi…

Nấm mốc lây lan và sinh sản bằng cách tạo ra các bào tử, một thành phần phổ biến của bụi trong nhà ở và nơi làm việc. Các bào tử nấm mốc hình thành với số lượng lớn sẽ dẫn tới các vấn đề như dị ứng, bệnh hô hấp và các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, đau khớp. Một số loại nấm mốc còn sản sinh độc tố mycotoxin ảnh hưởng đến sức khỏe con người và động vật.

Theo ước tính, có khoảng hơn 100.000 thậm chí là hàng triệu loại nấm mốc trên thế giới. Nó xâm nhập vào các ngôi nhà qua đường cửa sổ, cửa ra vào, lỗ thông hơi, đường ống nước bị hở… Đôi khi, nấm mốc có thể dính vào quần áo hoặc vật nuôi khi đang ở bên ngoài và bạn vô tình mang chúng vào nhà.

Những bệnh liên quan tới nhiễm nấm đang trở nên phổ biến hơn. Biến đổi khí hậu và việc con người đi du lịch khắp nơi, khiến mầm bệnh dễ dàng phát tán rộng. Theo WHO, sau đây là 3 loại nấm tồn tại nhiều trong gia đình bạn, nếu thấy thì phải có biện pháp loại bỏ ngay kẻo ảnh hưởng sức khỏe.

3 loại nấm mốc nguy hiểm, khiến cơ thể mắc bệnh luôn có trong mỗi nhà mà không biết - Ảnh 1.
Nấm mốc đa phần đều gây hại cho sức khỏe.

3 loại nấm mốc độc hại có trong gia đình

1. Nấm Aspergillus

Loại nấm này có màu chủ đạo là vàng hoặc cam, rất phổ biến trong các góc khuất của nhiều ngôi nhà. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), mỗi năm có hơn 75.000 người phải nhập viện vì nhiễm trùng nấm Aspergillus gây ra, làm suy giảm mạnh hệ miễn dịch.

Nấm Aspergillus sản sinh ra hàng tỷ bào tử bay trong không khí. Chúng khiến những người bị suy giảm miễn dịch (HIV/AIDS, ung thư, đang hóa trị…) ngày càng mắc bệnh nặng nề hơn. Tiếp xúc nhiều với loại nấm này có thể sản sinh một số bệnh như bệnh hen suyễn, viêm phế quản, viêm xoang…

3 loại nấm mốc nguy hiểm, khiến cơ thể mắc bệnh luôn có trong mỗi nhà mà không biết - Ảnh 2.
Loại nấm Aspergillus này có màu chủ đạo là vàng hoặc cam, ẩn trong góc nhiều căn nhà.

2. Nấm Csshaetomium

Khi tường nhà bạn bỗng có những mảng màu xám lan rộng ra, rất có thể đó chính là nấm Chaetomium. Chúng sản sinh ở những khu vực bị ẩm mốc, hay dính nước thường xuyên như mái nhà, tầng hầm, bồn rửa tay… Loại nấm này có kết cấu như vải cotton và có mùi mốc, mùi cũ khó chịu.

Ban đầu loại nấm này sẽ có màu trắng, để lâu ngày sẽ tự chuyển sang xám. Nếu để dính loại nấm này lên cơ thể, bạn sẽ bị nhiễm trùng da và móng dài ngày. Khi phát hiện trong nhà có loại nấm này thì bạn phải loại bỏ ngay. Chúng không chỉ gây mất thẩm mỹ cho căn nhà mà còn phát tán bệnh tật.

3 loại nấm mốc nguy hiểm, khiến cơ thể mắc bệnh luôn có trong mỗi nhà mà không biết - Ảnh 3.
Nấm Chaetomium có thể gây nhiễm trùng da và móng khi chạm vào.

3. Nấm Cladosporium

Nếu bạn phát hiện nấm mốc trong nhà có mảng màu xanh ô liu, khả năng cao đó là loại nấm Cladosporium. Loại nấm này phát triển mạnh trên lá cây và lan rộng vào trong nhà. Chúng thường xuất hiện trên vách tường, vải ẩm, những vật liệu cách nhiệt… và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh cho gia đình.

Theo các chuyên gia, nấm Cladosporium có liên quan tới bệnh nhiễm trùng mắt, viêm xoang và trường hợp nặng sẽ gây viêm màng não. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh còn là nguyên nhân gây hen suyễn cấp tính và dẫn tới tử vong do suy hô hấp. Tốt nhất khi thấy loại nấm này thì phải diệt trừ ngay, không để chúng sinh sôi.

3 loại nấm mốc nguy hiểm, khiến cơ thể mắc bệnh luôn có trong mỗi nhà mà không biết - Ảnh 4.
Nấm Cladosporium tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây suy hô hấp cực nguy hiểm.

Cách loại bỏ nấm mốc trong nhà

Tình trạng ẩm mốc kéo dài không chỉ gây mất thẩm mỹ cho ngôi nhà, mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Theo các chuyên gia, nấm mốc tạo ra các bào tử, những bào tử này nhỏ như những hạt bụi nhỏ li ti trôi nổi trong không khí.

Khi hít phải những bào tử này sẽ tạo tiền đề cho các bệnh hô hấp phát triển, chẳng hạn như ho, hen suyễn, viêm phế quản… Nếu gia đình bạn có nhiều trẻ em lẫn người cao tuổi thì tác động sẽ càng nhanh và mạnh hơn. Vì thế bạn cần dọn dẹp nấm mốc xuất hiện trong nhà càng nhanh càng tốt, cụ thể như sau:

- Đầu tiên hãy xác định rõ nguồn gốc của các loại nấm mốc. Bạn cần kiểm tra mọi ngóc ngách trong nhà để xem chúng xuất phát từ đâu. Nếu mọi căn phòng đều có nấm mốc thì nên kiểm tra khả năng chống thấm của nhà mình.

- Bạn nên mở cửa sổ để tăng khả năng lưu thông không khí, tránh ẩm ướt tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi. Trời mưa có thể đóng cửa lại nhưng khi tạnh ráo, có gió thì nên mở ra cho nhà cửa thoáng khí.

3 loại nấm mốc nguy hiểm, khiến cơ thể mắc bệnh luôn có trong mỗi nhà mà không biết - Ảnh 5.
Nấm mốc là nguyên nhân khiến cả gia đình mắc bệnh mà không hay.

- Bạn có thể dùng các nguyên liệu tự nhiên như giấm, baking soda… hay các chất hóa học mua ngoài tiệm để loại bỏ nấm mốc. Khi vệ sinh nhớ mang găng tay, đeo khẩu trang để tránh chạm phải nấm.

- Loại bỏ tất cả vật dụng ẩm mốc đã bị ngấm nước và không thể được làm khô một cách kỹ lưỡng (ví dụ như thảm, vật liệu cách nhiệt, vách thạch cao…).

- Chà thật kỹ các khu vực bị nấm mốc với dung dịch 01 cốc thuốc tẩy kết hợp với 04 lít nước. Khi lau chùi, hãy đeo găng tay và kính bảo vệ mắt, không mở cửa sổ, cửa ra vào nhà.

- Nếu nhà bạn bị ngập lụt, hãy lau khô và làm sạch toàn bộ nhà trong 48h sau khi nước rút.

- Nấm mốc chỉ phát triển khi có độ ẩm. Để ngăn nấm mốc quay trở lại, hãy cố gắng khắc phục những chỗ rò rỉ nước trong nhà. Đồng thời, bạn cần đảm bảo phòng tắm, phòng giặt, nhà bếp được thông thoáng. Trong những tháng thời tiết ẩm ướt, hãy sử dụng điều hòa và máy hút ẩm trong nhà.

- Bạn cũng không nên trải thảm ở những khu vực ẩm ướt, như nhà tắm hoặc tầng hầm.

- Trong nhà, hãy duy trì độ ẩm khoảng 30 – 50% quanh năm. Đồng thời, hãy kiểm tra các lỗ thông hơi nhà bếp, phòng tắm, máy sấy quần áo có được thông thoáng ra bên ngoài hay không.

- Cần vệ sinh nhà cửa 1 tháng/lần để đảm bảo nấm mốc không phát triển mạnh. Hãy sử dụng các loại giấy dán tường, sơn chống thấm chất lượng để ngăn ngừa nấm mốc./.

Cùng chuyên mục

Hàng loạt nguy cơ sức khoẻ khi thời tiết nắng nóng
Cái nóng như thiêu đốt đem lại gánh nặng và các bệnh liên quan đến nắng nóng (nhiệt) thường là tăng thân nhiệt. Tăng thân nhiệt đề cập đến bất kỳ tình trạng nào mà cơ thể không thể duy trì nhiệt độ và xử lý nhiệt đúng cách.
Phát hiện virus H5N1 trong sữa
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 19/4 thông báo đã phát hiện virus cúm gia cầm H5N1 trong sữa tươi nguyên liệu từ động vật bị nhiễm bệnh, tuy nhiên chưa rõ virus này có thể tồn tại trong sữa bao lâu.

Tin mới