Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Chủ nhật, 14/04/2024 11:05 (GMT+7)

Mức phạt đối với hành vi khai thác thủy sản không có giấy phép

Theo dõi GĐ&PL trên

Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó, có quy định về mức phạt đối với hành vi khai thác thủy sản không có giấy phép.

Mức phạt đối với hành vi khai thác thủy sản không có giấy phép

Ảnh minh hoạ.

Cụ thể, phạt tiền từ 5 - 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Không mang bản chính hoặc bản sao có chứng thực Giấy phép khai thác thủy sản khi tàu cá hoạt động khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.

Phạt tiền từ 20 - 30 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 6m đến dưới 12m khai thác thủy sản trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản trong nội địa mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn.

Phạt tiền từ 30 - 50 triệu đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12m đến dưới 15m khai thác thủy sản trong nội địa và trong vùng biển Việt Nam mà không có Giấy phép khai thác thủy sản hoặc Giấy phép khai thác thủy sản đã hết hạn; sử dụng tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15m trở lên khai thác thủy sản không đúng nghề ghi trong Giấy phép khai thác thủy sản. Các hành vi này tái phạm hoặc vi phạm hành chính nhiều lần sẽ bị phạt tiền từ 60 - 100 triệu đồng.

Tùy theo mức vi phạm, chủ tàu còn bị tịch thu thủy sản khai thác; tịch thu ngư cụ hoặc tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá...

Ngoài các mức phạt tiền nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Nghị định số 38/2024/NĐ-CP sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 20/5/2024.

Cùng chuyên mục

Những điểm mới của Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực từ ngày 01/8/2024
Ngày 29/6/2024, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024. Theo Điều 2 Luật sửa đổi Luật Đất đai 2024, Luật Nhà ở 2023, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 và Luật Các tổ chức tín dụng 2024 đã sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 197 Luật Nhà ở 2023, Luật Nhà ở 2023 chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024.
Có phải ký lại hợp đồng lao động khi tăng lương?
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) vừa có giải đáp phản ánh của người lao động gửi đến về việc tiền lương là nội dung bắt buộc cần được thỏa thuận rõ ràng trong hợp đồng lao động. Cụ thể, khi người lao động được tăng lương, thì người sử dụng lao động cần phải sửa đổi hợp đồng lao động, hay ký bản hợp đồng mới hay không?
Hướng dẫn cách làm thẻ căn cước online cho trẻ em dưới 6 tuổi
Theo quy định tại Luật Căn cước 2023, trẻ em dưới 6 tuổi không bắt buộc làm thẻ căn cước mà chỉ thực hiện khi có nhu cầu. Bên cạnh đó, cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử (VNeID) để làm thẻ căn cước online cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Tin mới

Mắc bệnh ngoài da vì nước ngập
Nhiều người Hà Nội trong 2 ngày gần đây đều phải ngâm xe và chân trong nước do ngập úng. Không ít người sau khi trở về nhà đã phải dắt xe đi sửa, đồng thời đi khám bác sĩ vì mắc bệnh ngoài da.