Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 03/03/2022 16:00 (GMT+7)

Một nữ ca sĩ bị lừa 13 tỷ đồng vì tin lời cựu trụ trì tự xưng là 'trùm mật vụ, tình báo'

Theo dõi GĐ&PL trên

Dự kiến ngày mai (4/3), TAND tỉnh Vĩnh Long sẽ mở phiên tòa xét xử bị can Phạm Văn Cung (SN 1982, ngụ huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long) và Nguyễn Tuấn Sĩ (SN 1968, chạy xe ôm, ngụ TP Vĩnh Long) cùng về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Thông tin trên báo Giao Thông, bị can Cung trước đây đi tu và có pháp danh là Thích Phước Ngọc. Vào tháng 9/2008, Cung được bổ nhiệm làm trụ trì chùa Phước Quang (thị trấn Tam Bình, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).

Cùng năm 2008, UBND tỉnh Vĩnh Long cho phép thành lập Trung tâm Cô nhi viện Phật giáo “Suối nguồn tình thương” để nuôi dạy trẻ mồ côi. Trung tâm này cũng do Cung làm Giám đốc.

Trong thời gian này, Cung quen với Khoa nên bổ nhiệm làm thư ký giúp việc. Thời gian làm trụ trì và giám đốc trung tâm, Cung tổ chức nhiều chương trình, sự kiện để tạo uy tín.

Cung làm các clip về hoạt động từ thiện đưa lên mạng xã hội, quảng bá hình ảnh nhằm tạo lòng tin cho nhiều người để có tiền chi xài cá nhân.

Một nữ ca sĩ bị lừa 13 tỷ đồng vì tin lời cựu trụ trì tự xưng là 'trùm mật vụ, tình báo' Ảnh 1
Bị can Phạm Văn Cung.

Cung chủ động dựng lên các sự kiện không có thật để mượn tiền của nhiều người. Với những thủ đoạn trên, Cung vay tiền của nhiều người sử dụng vào mục đích cá nhân và sau đó chiếm đoạt gần 68 tỷ đồng. Cung và đồng bọn dùng tiền chi xài và thanh toán các khoản nợ cá nhân.

Ngoài ra, Cung còn lấy danh nghĩa là thành viên các tổ chức tôn giáo “Được cử đi nước ngoài để hoạt động trong các lĩnh vực tôn giáo rất nhạy cảm tại các nước SriLanka, Cambodia, Mỹ…”. Thậm chí Cung còn nổ là “Trùm mật vụ, tình báo Chính phủ có mối quan hệ quen biết với nhiều lãnh đạo cấp cao”.

Thông tin trên báo Tiền Phong, năm 2015, Cung tổ chức chương trình văn nghệ tại chùa Phước Quang (huyện Tam Bình, Vĩnh Long) để vận động các phật tử, mạnh thường quân đóng góp tiền ủng hộ Trung tâm Suối nguồn.

Thời điểm này, Cung mời nữ ca sĩ H. đến tham gia chương trình văn nghệ. Từ đó, Cung và ca sĩ thường xuyên liên lạc với nhau.

Năm 2020, Cung nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của bà H. nên trực tiếp đến nhà của nữ ca sĩ này ở TPHCM. Khi đó, nữ ca sĩ nói cho Cung biết có người bạn đang ở Anh muốn về Việt Nam định cư hợp pháp và cần người làm thủ tục.

Cung tự giới thiệu với ca sĩ H. mình là “mật vụ”, “tình báo”, thường được cử đi nước ngoài để hoạt động trong các lĩnh vực tôn giáo rất nhạy cảm… Ngoài ra, Cung còn nói mình có quen biết với nhiều lãnh đạo cấp cao ở Trung ương. Đáng nói, Cung còn ghép ảnh mình với lãnh đạo cấp cao và gửi cho nữ ca sĩ. Để tạo lòng tin, Cung còn tặng quà cho bà H.

Thực tế mọi thông tin, hình ảnh, giấy tờ mà Cung gửi cho bà H. đều là giả mạo. Cung không quen biết ai, cũng không có điều kiện, khả năng đưa người bạn của nữ ca sĩ về Việt Nam định cư như đã nói.

Cung yêu cầu nữ ca sĩ đưa chi phí là 1 triệu USD và phải chuyển trước 50%. Tin lời, bà H. đã chuyển cho Cung hơn 13 tỷ đồng.

Số tiền này, Cung chuyển qua tài khoản cho bị can Lê Nguyên Khoa (ngụ TP. Cần Thơ) hơn 9,2 tỷ đồng. Sau đó, Khoa tiếp tục chuyển cho 68 người khác và dùng hơn 100 triệu đồng để tiêu xài cá nhân. Tổng số tiền Cung thực hiện hành vi lừa đảo để chiếm đoạt của bà H. là hơn 13 tỷ đồng.

Theo Zing.vn, VKSND tỉnh Vĩnh Long cho hay, Cung đã lợi dụng uy tín của nhà chùa và trung tâm chăm sóc trẻ mồ côi, lợi dụng danh nghĩa trụ trì trong thời gian đương chức, cả lúc bị cách chức và đã xóa tên tu sĩ, sau đó lấy danh nghĩa thành viên tổ chức tôn giáo, câu kết với đồng phạm để thực hiện hành vi lừa đảo.

Như vậy, với vai trò chủ mưu và được sự giúp sức của Lê Nguyên Khoa, Nguyễn Tuấn Sĩ, Phạm Văn Cung đã lừa đảo trót lọt của 4 bị hại khác với tổng số tiền gần 68 tỷ đồng.

Ngoài ra, Cung và Khoa đã lôi kéo Sĩ giúp sức, tham gia thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt 600 triệu đồng của người khác.

Về đối tượng Lê Nguyên Khoa (sinh năm 1986, ngụ TP Cần Thơ) đang bị cơ quan chức năng truy nã, khi nào bắt được sẽ xử lý sau.

Cùng chuyên mục

Nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dụ dỗ đầu tư tiền ảo
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Tiền Giang) khuyến cáo, tiền ảo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được đánh giá hết, ở Việt Nam chưa có biện pháp để bảo vệ người dùng và biện pháp quản lý. Người dân cần cảnh giác khi tham gia đầu tư tài chính qua các ứng dụng đầu tư tài chính trên không gian mạng, các trang web ứng dụng đầu tư tiền ảo được quảng cáo lãi suất cao tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo.
Bắt khẩn cấp Ma Vũ Duy
Công an huyện Sóc Sơn đã bắt giữ đối tượng Ma Vũ Duy để điều tra hành vi giết người, cướp tài sản.
Bắt 2 đối tượng lừa tiền ghép thận
Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Huế cho biết, vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với hai đối tượng về hành vi 'lừa đảo, chiếm đoạt tài sản'.

Tin mới

Nâng cao cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo dụ dỗ đầu tư tiền ảo
Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh Tiền Giang) khuyến cáo, tiền ảo là vấn đề phức tạp, tiềm ẩn nhiều rủi ro chưa được đánh giá hết, ở Việt Nam chưa có biện pháp để bảo vệ người dùng và biện pháp quản lý. Người dân cần cảnh giác khi tham gia đầu tư tài chính qua các ứng dụng đầu tư tài chính trên không gian mạng, các trang web ứng dụng đầu tư tiền ảo được quảng cáo lãi suất cao tiềm ẩn nguy cơ bị lừa đảo.