Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 21/10/2023 09:33 (GMT+7)

Ly hôn về nhà em trai ở tạm nửa tháng, trước khi đi mẹ đưa ra yêu cầu khiến tôi bối rối

Theo dõi GĐ&PL trên

Khi tôi chuẩn bị rời đi, mẹ kéo tôi lại, đưa ra một yêu cầu mà cả đời này tôi cũng không thể hiểu được.

Chồng tôi vốn là giám đốc của một công ty nhỏ, việc làm ăn kinh doanh rất tốt. Mẹ chồng ở chung nhà nhưng tôi và mẹ chẳng bao giờ cãi nhau cả, rất hòa hợp là đằng khác nên nhà cửa êm ấm lắm.

Những tưởng chúng tôi sẽ sống hạnh phúc bên nhau như thế này mãi mãi, nhưng biến cố đã xảy ra. Mẹ chồng mắc bệnh ung thư, không lâu sau thì qua đời. Sự ra đi của mẹ là một đả kích lớn với chồng tôi, đợt đó còn vướng dịch bệnh nên công việc kinh doanh của chồng sa sút nghiêm trọng, cuối cùng không cầm cự được mà phá sản.

Từ đó, chồng cũng thay tính đổi nết, không còn dịu dàng, ân cần như trước nữa. Anh làm bạn với men rượu, thuốc lá, ai khuyên can đều không được. Thậm chí, anh còn thường xuyên kiếm cớ gây sự với vợ, có lần còn ra tay đánh tôi khi say xỉn. Chính vì vậy mà tôi và chồng đã ly hôn.

Ly hôn về nhà em trai ở tạm nửa tháng, trước khi đi mẹ đưa ra yêu cầu khiến tôi bối rối - 1
Sau khi công ty phá sản, mẹ mất, chồng tôi thay tính đổi nết, thường xuyên cáu gắt và thậm chí là ra tay đánh vợ. (Ảnh minh họa).

Sau khi ly hôn, tôi đưa con tới nhà em trai ở tạm vài ngày để thư giãn, lấy lại tinh thần. Lúc đó, mẹ tôi đang ở nhà em để chăm sóc cháu nội. Cứ nghĩ nhà và người thân là liều thuốc chữa lành vết thương lòng nhanh nhất, nhưng không ngờ lúc ở cùng mẹ và gia đình em trai, tim tôi càng đau đớn hơn gấp bội.

Dù chung nhà, dù đều là cháu nhưng mẹ chỉ chăm chút cho con của em trai. Thấy cháu ngoại bị ngã, bà chẳng thèm dỗ dành, mặc cho cháu đau cháu khóc. Nhìn mà xót xa.

Dù tài chính khó khăn nhưng vì ở nhờ nên tôi biết ý thi thoảng đi chợ, mua đồ ăn ngon về thết đãi cả nhà. Tôi cũng làm việc nhà nữa, nhưng cố gắng thế nào đi chăng nữa thì sắc mặt mẹ và vợ chồng em trai vẫn như vậy. Họ nhìn mẹ con tôi như cái gai trong mắt vậy. Cuối cùng, tôi đã chuyển đi sau nửa tháng ở nhờ nhà em trai.

Trước khi đi, tôi đã mua rất nhiều trái cây và sữa cho cháu. Nhưng khi tôi chuẩn bị rời đi, mẹ kéo tôi lại, đưa ra một yêu cầu mà cả đời này tôi cũng không thể hiểu được:

- Hai mẹ con con ở đây nửa tháng, để lại 500 nghìn để em đóng tiền điện, tiền nước đi. Ai lại ăn không, ở không như thế.

Lúc đó, toàn thân tôi như đóng băng, tai ù đi vì không thể tin nổi những lời mẹ vừa thốt ra. Tôi tuy đang khó khăn thật, nhưng 500 nghìn chẳng đáng là gì cả, sao mẹ lại có thể tính toán với tôi đến mức đó chứ? Mẹ là mẹ ruột của tôi cơ mà.

Ly hôn về nhà em trai ở tạm nửa tháng, trước khi đi mẹ đưa ra yêu cầu khiến tôi bối rối - 2
Trước khi đưa con rời khỏi nhà em trai, không ngờ mẹ lại yêu cầu tôi đóng 500 nghìn tiền điện nước. (Ảnh minh họa).

Uất ức, tôi bật lại:

- Nhà này là của em trai, nhưng ngày trước là vợ chồng con cho nó 300 triệu để mua nhà. Đám cưới nó cũng là vợ chồng con lo từ A đến Z. Vậy mà giờ con ở được nửa tháng mẹ lại đòi tiền điện, tiền nước của con.

- Khoản nào ra khoản nấy, vợ chồng em cũng chẳng dễ dàng gì, có dư dả đâu.

Trong ví chỉ còn 1 triệu, tôi thẳng thừng rút 500 nghìn ra đặt lên bàn rồi dẫn con rời đi. Khi bước ra khỏi căn nhà đó, tôi đã rơi nước mắt.

Từ trước đến nay trong mắt mẹ tôi chỉ biết đến tiền. Lúc tôi và chồng chưa ly hôn, khi nhà tôi còn ăn nên làm ra, lúc nào mẹ cũng tìm cách vòi tiền. Vì có của ăn của để nên tôi chẳng tính toán chi li với mẹ làm gì, bà muốn gì tôi đều đáp ứng hết.

Nhưng khi chồng tôi làm ăn thua lỗ, mẹ chồng bị ung thư cần tiền điều trị, mẹ tôi lại ngó lơ bảo không có tiền. Thật không ngờ bây giờ đến cả con gái ruột, mẹ cũng đối xử với tôi như vậy. Quá thất vọng về mẹ nên sau lần đó tôi không liên lạc với bà nữa.

Khoảng 1 năm sau khi ly hôn, chồng tôi tỉnh ngộ tới xin tái hôn. Vì vẫn còn tình cảm với anh, vì muốn cho con mái ấm đủ cả bố lẫn mẹ nên tôi đồng ý.

Bây giờ anh đang làm lái xe tải chở hàng. Chồng cũng khuyên tôi làm hòa với mẹ, nói rằng mẹ không hề dễ dàng.

- Dù gì bà ấy cũng là mẹ ruột của em, đừng để đến khi mẹ không còn, lúc ấy muốn bù đắp thì muộn rồi em à.

Nhưng tôi vẫn khó chịu lắm. Mà chắc gì tôi làm lành mẹ đã chịu, vì bây giờ tôi nghèo rách mùng tơi, làm gì có điều kiện như trước.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Xử lý triệt để ổ dịch bệnh truyền nhiễm, đảm bảo vệ sinh môi trường tại khu vực bão lụt
Trong những ngày qua, cơn bão số 3 đã gây ra mưa lớn, sạt lở đất và ngập lụt trên diện rộng ở nhiều tỉnh thành khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Để tăng cường phòng, chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường, quản lý chất thải y tế trước, trong và sau bão, mưa lũ, Bộ Y tế đã hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch, xử lý môi trường.
Không quân điều trực thăng bay Mi-171 bay cứu trợ đồng bào vùng lũ
Vào 9 giờ 30 phút sáng 12/9, trực thăng Mi-171 số hiệu 03 thực hiện chuyến bay đầu tiên của Trung đoàn Trực thăng 916 thuộc Sư đoàn quân 371, Quân chủng Phòng không - Không quân đã cất cánh từ sân bay Hòa Lạc để thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn và vận chuyển nhu yếu phẩm, phao cứu sinh giúp đỡ đồng bào vùng lũ ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
Biển Đông khả năng lại đón bão trong 1 tháng tới
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, trong 1 tháng tới, hoạt động của bão, áp thấp nhiệt đới trên khu vực Biển Đông và ảnh hưởng đến đất liền của Việt Nam khả năng ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.
Quyên góp từ thiện theo quy định pháp luật hiện hành
Theo quy định hiện hành, cá nhân mở tài khoản riêng tại ngân hàng thương mại theo từng cuộc vận động để tiếp nhận, quản lý toàn bộ tiền đóng góp tự nguyện, bố trí địa điểm phù hợp để tiếp nhận, quản lý, bảo quản hiện vật đóng góp tự nguyện trong thời gian tiếp nhận; có biên nhận các khoản đóng góp tự nguyện bằng tiền mặt, hiện vật tiếp nhận được khi tổ chức, cá nhân đóng góp yêu cầu.