Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 09/02/2023 09:10 (GMT+7)

LHQ: Biến đổi khí hậu gia tăng nguy cơ kháng kháng sinh

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo một nghiên cứu được Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (LHQ) công bố hôm thứ Ba (ngày 7/2), các loại virus kháng kháng sinh có thể tác động mạnh mẽ hơn do biến đổi khí hậu, tờ The Hill cho biết.

Theo báo cáo này, các loại siêu vi khuẩn phát triển mạnh hơn khi khí hậu thay đổi. Trong quá trình nhiệt độ ấm hơn và sự gia tăng của các chất gây ô nhiễm, con người cũng ngày càng lạm dụng các loại thuốc chống virus và viêm nhiễm. Điều này phần nào khiến các gen kháng kháng sinh lan rộng. Thêm vào đó, việc môi trường không khí, nước và đất tiếp xúc với các vi sinh vật kháng thuốc cũng khiến các loại vi khuẩn tự nhiên trong môi trường bị kháng thuốc.

Báo cáo cũng cho biết, các loại ô nhiễm liên quan đến nước thải, đặc biệt là từ các bệnh viện, cũng như các loại nước thải từ sản xuất dược phẩm và nông nghiệp, đổ ra môi trường đã góp phần tạo nên các loài kháng thuốc trong tự nhiên.

tm-img-alt
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường góp phần gia tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh. Ảnh: The Hill/Getty.

Các nguồn nước ô nhiễm, nơi trú ẩn lớn của các vi sinh vật kháng thuốc, cũng mang lại nhiều nguy cơ gây kháng kháng sinh cho cơ thể người nếu xảy ra tiếp xúc.

Hiện tại, nguy cơ kháng kháng sinh cũng ngày càng nghiêm trọng hơn khi ô nhiễm gia tăng còn nguồn lực để quản lý chất gây ô nhiễm lại bị giảm đi. Thêm vào đó, việc quản lý các cơ sở chăm sóc sức khỏe và nông nghiệp về vấn đề kháng thuốc cũng chưa đạt được nhiều tín hiệu tích cực.

Trong khi đó, một nghiên cứu năm 2021 được công bố trên tạp chí Sci Total Environ cũng cho thấy lũ lụt tại khu vực đô thị cũng làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc kháng sinh do đất đai bị thay đổi. Nguy cơ này có thể kéo dài đến 5 tháng sau bão và lũ đã tan.

Các nhà nghiên cứu viết: "Đã có đủ dữ liệu để tiến hành giảm thiểu các yếu tố tác động đến virus, vi khuẩn kháng kháng sinh, đặc biệt là từ góc độ môi trường, trong đó có việc xử lý các nguồn ô nhiễm, giữ sạch bồn rửa và xử lý chất thải."

Báo cáo cũng kêu gọi cần triển khai các khung pháp lý mạnh mẽ hơn để giảm thiểu nguy cơ lây lan của các loại virus, vi khuẩn kháng kháng sinh. Đồng thời, cũng cần tăng cường quan tâm đến vấn đề môi trường trong việc xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về kháng thuốc và các tiêu chuẩn quốc tế về biểu hiện của kháng thuốc.

Các nhà hoạch định chính sách cũng nên xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh nước chặt chẽ và rõ ràng hơn, các nhà nghiên cứu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc nêu trong báo cáo.

Cùng chuyên mục

Bão Toraji gần Biển Đông, giật cấp 12
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 16 giờ, ngày 10/11, vị trí tâm bão Toraji ở vào khoảng 15,1 độ vĩ bắc; 126,9 độ kinh đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Luzon (Philippines).

Tin mới

Quảng Ninh tung chương trình ưu đãi sâu đến 50% cho du khách
Ngày 20/11, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch Quảng Ninh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình Lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch “Quảng Ninh-Điểm đến bốn mùa” nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Chủ tịch Hà Nam: Đô thị nghỉ dưỡng của Sun Group sẽ từng bước đưa Phủ Lý thành đô thị đáng sống
Chỉ trong thời gian ngắn, những hạng mục đầu tiên của đại đô thị nghỉ dưỡng quy mô 420ha Sun Urban City của Sun Group đã dần lộ diện: trục cảnh quan lễ hội, Công viên nước Sun World... Ông Trương Quốc Huy - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Nam tin tưởng: “Sun Urban City sẽ làm thay da đổi thịt cho Phủ Lý”.
Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.