Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ sáu, 03/05/2024 09:34 (GMT+7)

Lãi suất liên tục điều chỉnh mạnh, người dân còn gửi bao nhiêu tiền trong ngân hàng?

Theo dõi GĐ&PL trên

Trước việc các ngân hàng liên tục điều chỉnh mạnh lãi suất tiết kiệm, lượng tiền nhàn rỗi của người dân đã có sự dịch chuyển sang các kênh đầu tư khác thay vì mang gửi tiết kiệm ngân hàng.

Lãi suất tiết kiệm đã xuống đáy trong những tháng đầu năm 2024 sau những đợt điều chỉnh mạnh lãi suất tiết kiệm của các nhà băng. Phải đến cuối tháng 3/2024, một số nhà băng mới bắt đầu tăng lãi suất tiết kiệm trở lại. Tuy nhiên, so với cùng kỳ, lãi tiết kiệm vẫn đang ở đáy với lãi suất cao nhất chỉ 6%/năm, áp dụng cho kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Với các kỳ hạn dưới 18 tháng, lãi suất tiết kiệm cao nhất chỉ 5,9%/năm, chỉ bằng khoảng 50% so với cùng kỳ. Riêng khoản gửi ngắn hạn vài tháng, lãi suất dao động 2-4% một năm, mức thấp nhất trong nhiều năm qua. Trong khi đó, lãi tiết kiệm kỳ hạn 1 tháng thấp nhất chỉ 1,6%/năm, thấp hơn rất nhiều so với mức phổ biến là 4,5%/năm cùng kỳ năm 2023.

Lãi suất liên tục điều chỉnh mạnh, người dân còn gửi bao nhiêu tiền trong ngân hàng? - 1
Lượng tiền nhàn rỗi gửi tiết kiệm ngân hàng giảm mạnh khi lãi liên tục giảm thời gian qua.

Trước việc lãi tiết kiệm liên tục được các ngân hàng điều chỉnh giảm mạnh, lượng tiền nhàn rỗi người dân mang gửi ngân hàng hưởng lãi cũng đã giảm đáng kể. Theo số liệu Ngân hàng Nhà nước cập nhật đến cuối tháng 1/2024, số tiền nhàn rỗi được người dân gửi tiết kiệm tại ngân hàng đạt khoảng 6,5 triệu tỷ đồng. Mức này sụt giảm 34.673 tỷ đồng so với đầu năm, tương đương hơn 0,5%.

Trước đó, từ cuối năm 2021, lượng tiền nhàn rỗi được người dân mang gửi tiết kiệm ngân hàng lấy lãi bình quân trên 50.000 tỷ đồng mỗi tháng. Với số liệu mới được công bố, tiền gửi của dân cư lần đầu giảm trong hơn hai năm qua.

Mặc dù vậy so với cùng kỳ năm 2023, lượng tiền nhàn rỗi người dân mang gửi tiết kiệm ngân hàng vẫn ghi nhận tăng thêm tới 455.009 tỷ đồng.

Tương tự, lượng tiền nhàn rỗi của doanh nghiệp, tổ chức gửi vào ngân hàng ở mức 6,67 triệu tỷ. Mức này ít hơn 165.000 tỷ đồng so với đầu năm, tức hạ trên 2,4%. Trong khi đó, theo số liệu của Tổng cục Thống kê đến 25/3, huy động vốn (gồm dân cư và tổ chức) của các tổ chức tín dụng hạ 0,76% so với đầu năm, trong khi cùng kỳ năm ngoái tăng gần 1,2%.

Theo các chuyên gia tài chính, trong bối cảnh các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán… đang có tín hiệu phục hồi và thu hút dòng tiền trở lại, dòng tiền nhàn rỗi đang có sự dịch chuyển. Do đó, việc tăng lãi suất để tăng khả năng cạnh tranh về vốn cũng được các ngân hàng lưu tâm.

Cùng chuyên mục

Đề xuất ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư quy định về an toàn, bảo mật cho việc cung cấp dịch vụ trực tuyến trong ngành Ngân hàng. Trong đó, có đề xuất quy định ứng dụng Mobile Banking phải xác thực sinh trắc học khớp với dữ liệu của căn cước.
Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.

Tin mới

Bộ GD-ĐT yêu cầu báo cáo khẩn vụ bằng tiến sĩ của Thượng toạ Thích Chân Quang
Ngày 25/6/2024, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn hoả tốc số 3136/BGDĐT-GDĐH gửi Trường Đại học Luật Hà Nội, về việc báo cáo về quá trình tuyển sinh, đào tạo đối với Nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt - tức Thượng toạ Thích Chân Quang, Trụ trì Thiền tôn Phật Quang (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Đề xuất văn phòng công chứng được khai thác thông tin về vân tay, mống mắt của cá nhân
Đại biểu Quốc hội đề nghị cho phép các tổ chức hành nghề công chứng được quyền kết nối, chia sẻ và khai thác cơ sở dữ liệu, thông tin sinh trắc học như ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt để hỗ trợ việc xác thực cá nhân một cách chính xác, chống lại hành vi mạo danh trong hoạt động công chứng nhưng không ảnh hưởng đến vấn đề về an ninh quốc gia.