Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 20/03/2024 16:00 (GMT+7)

Khu vực Nam Á có chất lượng không khí kém nhất thế giới năm 2023

Theo dõi GĐ&PL trên

Dữ liệu do IQAir - một tổ chức giám sát không khí của Thụy Sĩ - công bố ngày 19/3 cho thấy Pakistan vẫn là một trong ba quốc gia có nồng độ khói bụi cao nhất thế giới trong năm 2023.

Trong khi đó, Bangladesh và Ấn Độ thay thế Cộng hòa Chad và Iran trong top ba quốc gia có nồng độ khói bụi cao hơn khoảng 15 lần so với mức khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Báo cáo của IQAir dựa trên dữ liệu từ hơn 30.000 trạm giám sát ở 134 quốc gia và khu vực. Theo báo cáo, nồng độ trung bình bụi mịn PM2.5 - hạt bụi nhỏ trong không khí có khả năng gây tổn thương phổi - ở mức 79,9 microgam/m3 ở Bangladesh vào năm 2023 và 73,7 microgam ở Pakistan, cao hơn nhiều lần so với nồng độ do WHO khuyến nghị là không quá 5 microgam/m3.

tm-img-alt
Ô nhiễm không khí ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: Xinhua.

Theo bà Christi Chester Schroeder, Giám đốc khoa học chất lượng không khí tại IQAir, do tác động của điều kiện khí hậu và địa lý ở Nam Á, tình trạng ô nhiễm không khí ở khu vực này khiến nồng độ PM2.5 tăng mạnh, trong đó các yếu tố gây ô nhiễm hàng đầu là tập quán canh tác nông nghiệp, công nghiệp và mật độ dân số.

Các chuyên gia cho biết khoảng 20% số ca tử vong sớm ở Bangladesh là do ô nhiễm không khí và các chi phí chăm sóc sức khỏe liên quan chiếm tới 4% -5% GDP của quốc gia Nam Á này. Ô nhiễm ở Ấn Độ cũng tăng trong năm 2023, với nồng độ bụi mịn PM2.5 cao hơn khoảng 11 lần so với tiêu chuẩn của WHO. New Delhi của Ấn Độ là thành phố có nồng độ bụi mịn PM2.5 cao nhất với 92,7 microgam/ m3.

Trung Quốc cũng chứng kiến nồng độ bụi mịn PM2.5 tăng 6,3% lên 32,5 microgam vào năm 2023, sau 5 năm giảm liên tiếp. Chỉ có Australia, Estonia, Phần Lan, Grenada, Iceland, Mauritius và New Zealand đáp ứng tiêu chuẩn của WHO trong năm 2023.

Theo Viện Chính sách năng lượng của Đại học Chicago (Mỹ), 39% các quốc gia trên thế giới không có hệ thống giám sát chất lượng không khí công cộng, dù những hệ thống này có lợi ích tiềm năng lớn trong khi chi phí tương đối thấp.

Cùng chuyên mục

FDA Mỹ phát hiện thuốc điều trị hen suyễn Singulair có thể ảnh hưởng đến não bộ
Các nhà nghiên cứu của Chính phủ Mỹ đã phát hiện rằng thuốc hen suyễn phổ biến Singulair, do Merck sản xuất trước đây, có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe tâm thần nghiêm trọng ở một số bệnh nhân. Thuốc này, với thành phần chính là montelukast, gắn vào nhiều thụ thể trong não có vai trò quan trọng đối với các chức năng tâm thần.

Tin mới

Sự thật đằng sau tin đồn “Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu lừa đảo” - Đâu là thực hư?
Gần đây, Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu đã trở thành chủ đề gây xôn xao khi nhiều thông tin về việc “lừa đảo” của phòng khám này lan truyền trên các diễn đàn và mạng xã hội. Trước những lời bàn tán và phản ánh trái chiều, liệu đâu là sự thật và những đánh giá về phòng khám này có thực sự khách quan? Bài viết sau đây sẽ làm sáng tỏ thông tin để mang đến cái nhìn khách quan hơn về cơ sở y tế này.
Em trai An Tây xin lỗi
Em trai An Tây mong mọi người có cái nhìn khách quan trước khi có kết luận chính thức của cơ quan điều tra.
Tuyển sinh Đại học 2025: Tiếp tục đổi mới để tạo thuận lợi cho thí sinh
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa công bố Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế tuyển sinh đại học, dự kiến có hiệu lực từ mùa tuyển sinh 2025. Trong đó, tháo gỡ những bất cập tuyển sinh. Để làm rõ thêm nội dung này, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học đã có trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề này.