Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 25/08/2021 07:30 (GMT+7)

Không tăng học phí, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng 'lạm thu' đầu năm học

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 24/8, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn đã ký Chỉ thị toàn ngành Giáo dục thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 ứng phó với dịch Covid-19, tiếp tục thực hiện đổi mới, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục và đào tạo.

Theo đó, để thực hiện các mục tiêu của năm học 2021-2022, Bộ trưởng Bộ GDĐT yêu cầu toàn ngành Giáo dục tập trung thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, chủ động xây dựng và triển khai kế hoạch năm học 2021-2022 linh hoạt, phù hợp với tình hình dịch Covid-19 tại địa phương. Trong đó, triển khai có hiệu quả các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19, phối hợp với ngành Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với tình huống dịch Covid-19 dự báo còn có thể kéo dài và diễn biến phức tạp.

Tổ chức khai giảng năm học mới linh hoạt theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến tùy tình hình dịch bệnh tại địa phương, đảm bảo an toàn, gọn nhẹ, thiết thực, thể hiện tinh thần chia sẻ, động viên học sinh, sinh viên, giáo viên vượt qua khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ dạy và học.

Tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch bệnh diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến để hoàn thành kế hoạch năm học, bảo đảm chất lượng giáo dục; không tổ chức dạy học trực tuyến đối với giáo dục mầm non, tập trung phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ ở nhà theo các kênh phù hợp.

Quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để tiến hành dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác tăng tính thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên.

Rà soát cắt giảm và tiết kiệm tối đa các chi phí để giữ ổn định, không tăng học phí so với năm học trước; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn; tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học.

Bộ trưởng Bộ GDĐT chỉ thị không tăng học phí, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng "lạm thu" đầu năm học - Ảnh 1.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn.

Cũng trong năm học mới này, toàn ngành Giáo dục chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của các cấp học (mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên), các sở GDĐT, các cơ sở giáo dục xây dựng và triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Triển khai kế hoạch thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở; triển khai bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý, giảng dạy đáp ứng yêu cầu chuẩn hiệu trưởng, chuẩn nghề nghiệp giáo viên các cấp học và thực hiện chương trình GDPT 2018; tham mưu cấp có thẩm quyền bổ sung biên chế và tuyển dụng giáo viên, bảo đảm "có học sinh phải có giáo viên đứng lớp". Có giải pháp phù hợp để hỗ trợ giáo viên, người lao động trong Ngành bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, nhất là giáo viên, người lao động làm việc trong các cơ sở giáo dục ngoài công lập.

Bên cạnh đó, Chỉ thị cũng đề nghị ngành Giáo dục triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.

Triển khai thực hiện hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong các cơ sở GDĐT; xây dựng văn hóa học đường, cung cấp, trau dồi các kỹ năng khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, kinh tế số cho học sinh, sinh viên.

Ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện chương trình mới đối với lớp 1, 2, 6 và Chương trình GDPT 2018. Huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và thực hiện hỗ trợ HSSV có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do, không để HSSV nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường…

Cùng chuyên mục

Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo
Ngày 8/1, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức phiên họp xin ý kiến đối với việc tiếp thu chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo. Tham dự cuộc họp có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh...
Những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 01/2025
Quy định về quản lý đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ; sửa đổi liên quan đến chương trình giáo dục phổ thông; sửa đổi quy chế tuyển sinh đi học nước ngoài... là những chính sách giáo dục có hiệu lực từ tháng 01/2025.

Tin mới

80 tuần Vingroup “phủ xanh” Việt Nam
Kể từ khi thành lập vào ngày 07/7/2023 đến nay, Quỹ Vì tương lai xanh và các công ty thành viên thuộc hệ sinh thái Vingroup đã quyết liệt triển khai những hành động “phủ xanh” trên khắp dải đất hình chữ S, từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến vùng cao, và huy động sự tham gia hưởng ứng đông đảo của mọi thành phần nhân dân.
Văn hóa Việt lên ngôi trong Lễ hội Ánh sáng Phương Đông
Diễn ra từ ngày 18/1 - 16/3/2025 tại Ocean City, Lễ hội Đèn lồng Quốc tế Ocean với chủ đề “Ánh sáng Phương Đông” sẽ trưng bày những kiệt tác nghệ thuật đến từ các cường quốc đèn lồng của châu Á. Đặc biệt, các tác phẩm made-in-Vietnam sẽ kể với hàng triệu du khách những câu chuyện văn hóa Việt đặc sắc thông qua ngôn ngữ diệu kỳ của ánh sáng và màu sắc.