Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 02/11/2022 16:00 (GMT+7)

Khi nào người mắc cúm có thể lây sang người khác?

Theo dõi GĐ&PL trên

Giai đoạn nào người mắc cúm có thể làm lây truyền virus sang người khác mạnh nhất?

Sát khuẩn tay, đeo khẩu trang là biện pháp dự phòng lây nhiễm cúm. Ảnh: TTXVN
Sát khuẩn tay, đeo khẩu trang là biện pháp dự phòng lây nhiễm cúm. Ảnh: TTXVN

Về nguy cơ lây lan virus cúm, TS.BS Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Thông thường, một người lớn bị cúm có thể lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và kéo dài trong khoảng 5- 7 ngày.

Theo đó, thời điểm bệnh cúm lây lan mạnh nhất là 3- 4 ngày đầu tiên của bệnh nhân mắc cúm. Với người mắc cúm, nguy cơ lây nhiễm cho người khác không giống nhau trong suốt thời gian bị bệnh; khả năng lây nhiễm tăng lên đáng kể khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy không khỏe và đó là lúc họ dễ lây nhiễm sang người khác nhất. Giai đoạn ngay trước khi mắc bệnh hoặc sau ba ngày đầu tiên mắc cúm, nguy cơ lây nhiễm là khá thấp. Vì vậy, ngay khi bệnh nhân bắt đầu cảm thấy các triệu chứng, cần phải ở nhà trong vài ngày để tránh lây lan, đặc biệt khi đang trong “mùa” cúm.

Cũng theo BS. Trần Thị Hải Ninh, với trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch và những người bị bệnh nặng do cúm có thể thải virus vào đường hô hấp trong thời gian dài hơn nhiều.

Theo đó, virus cúm có hai cách lây truyền chính.

Virus cúm lây qua những giọt bắn lớn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng và mũi của họ (khiến những người trong phạm vi 1 mét bị nhiễm bệnh). Đây là lý do người dân cần che miệng và mũi (tốt nhất là bằng khăn giấy dùng một lần) khi ho hoặc hắt hơi. Các giọt bắn nhỏ hơn ở dạng khí dung, có khả năng bay đi xa nhưng lại ít có khả năng mang virus hơn, do đó thường chỉ những người gần gũi với người bị cúm mới có nguy cơ mắc bệnh.

Virus cúm cũng có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy ở mũi, miệng và cổ họng của người bệnh, như virus bám trên tay của những người bị bệnh khi chà xát mũi. Vì vậy, người dân cần vệ sinh tay và sử dụng khăn tay dùng một lần đúng cách để phòng lây nhiễm.

Cùng chuyên mục

Bệnh lao trẻ em: Hiểu đúng để điều trị sớm
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, số trẻ mắc lao chiếm từ 10-12% tổng số bệnh nhân lao mới và lao tái phát hằng năm. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có khoảng 10,6 triệu ca mắc lao mới trong đó có 1,2 triệu ca ở trẻ em dưới 15 tuổi và khoảng 13.000 trẻ em mắc lao các thể cần điều trị.
Cảnh báo tình trạng ngộ độc chì ở trẻ em
Một trong những nguyên nhân phổ biến gây ngộ độc chì ở trẻ em mà cha mẹ ít cảnh giác đó là do dùng các loại thuốc nam (dân gian gọi là thuốc cam) không rõ nguồn gốc, với mong muốn giúp con tăng cân và chữa lành một số bệnh thông thường.

Tin mới

Khu vực Hà Nội, ngày có mưa vài nơi
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hiện qua phân tích trên ảnh mây vệ tinh, ảnh rada thời tiết và số liệu định vị sét cho thấy vùng mây đối lưu đang phát triển và gây mưa cho các quận, huyện: Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thường Tín, Thanh Oai.