Thông tư số 30/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Quy chế tuyển sinh trung học cơ sở (THCS) và tuyển sinh trung học phổ thông (THPT) chính thức có hiệu lực từ ngày hôm nay (14/02/2025). Trong đó có nhiều điểm mới đáng chú ý.
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề nghị các địa phương chỉ đạo ngành giáo dục thực hiện việc ra đề kiểm tra đánh giá và tuyển sinh đầu cấp phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Mới đây, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có văn bản gửi Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các trường trực thuộc, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trung tâm khác thực hiện nhiệm vụ giáo dục thường xuyên yêu cầu tăng cường biện pháp bảo vệ sức khỏe học sinh trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng, dạy thêm, học thêm ngoài những đổi mới về quản lý còn cần sự thay đổi trong nhận thức của cả xã hội với vấn đề này. Do đó, cần nhiều giải pháp trước mắt và lâu dài để quản lý việc dạy thêm, học thêm hiệu quả.
Chiều 10/2, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) Phạm Ngọc Thưởng cho biết, với việc dạy thêm, học thêm, khi phụ huynh vẫn còn nặng nề về thành tích học tập của con, chưa yên tâm chỉ vì con không đi học thêm và chưa thấy hết vai trò của giáo dục gia đình bên cạnh giáo dục nhà trường… việc dạy thêm, học thêm vẫn còn tồn tại ở góc độ tiêu cực.
Ngày 10/02, UBND TP. Hà Nội có Công văn số 393/UBND-KGVX về việc tăng cường các biện pháp bảo vệ sức khỏe người dân trước ảnh hưởng của rét đậm, rét hại.
Liên quan đến quy định về “hành vi cấm là ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” trong dự thảo Luật Nhà giáo, luật sư khẳng định đây là nội dung rất cần thiết và nên có quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể hơn khi được áp dụng, đặc biệt là vấn đề tự nguyên tham gia học thêm có thể bị các đối tượng lợi dụng, lách luật.
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn thực hiện nghiêm quy định về dạy thêm, học thêm; xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm quy định.
Từ tháng 2/2025, những chính sách giáo dục sẽ có hiệu lực được dư luận quan tâm như: Giáo viên dạy thêm ngoài trường học phải đăng ký kinh doanh, ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc.
Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với ngành Giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.