Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ bảy, 08/02/2025 14:27 (GMT+7)

Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm

Theo dõi GĐ&PL trên

Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.

Ngày 07/02, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 42, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo.

Theo đó, phát biểu tại Phiên họp thú 42, Trưởng ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nguyễn Thanh Hải cho rằng, quy định quyền của nhà giáo được tham gia quản lý, điều hành doanh nghiệp công nghệ của cơ sở giáo dục đại học là quy định có tính “cách mạng”, góp phần thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải, việc hình thành doanh nghiệp công nghệ trong cơ sở giáo dục đại học sẽ tạo “vườn ươm” công nghệ, đóng góp tích cực trong sự phát triển khoa học công nghệ, đồng thời “cởi trói” cho các nhà công nghệ, vừa là các nhà giáo trong các trường đại học lớn.

Dẫn chứng Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT ngày 30/12/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về dạy thêm, học thêm đang được dư luận xã hội quan tâm, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải đề nghị làm rõ, chi tiết hơn quy định cấm “ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” và để tránh trá hình bằng hình thức viết đơn “tự nguyện học thêm” của phụ huynh.

Liên quan đến vấn đề này, theo TS. Vũ Thu Hương, Chuyên gia giáo dục, Đại học Sư phạm Hà Nội, dạy thêm, học thêm đang trở thành một vấn nạn lớn hiện nay ở nước ta. Nó đã có nhiều biến tướng sang nhiều hậu quả đối với học sinh, như: Thời gian học quá nhiều khiến mất cân bằng với cuộc sống, giải trí,..; không có thời gian để trau dồi, rèn luyện các kỹ năng mềm khác,... Từ đó dẫn đến việc phụ huynh và học sinh mất phương hướng, chạy theo điểm số, thành tích.

“Nếu tiếp tục dạy thêm, học thêm sẽ để lại rất nhiều hậu quả nghiêm trọng", bà Hương bày tỏ quan điểm.

Chính vì vậy, bà Hương kiến nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nên giải quyết triệt để tận gốc vấn đề này. Theo bà Hương, gốc rễ của vấn đề ở đây cần phải giải quyết là nội dung chương trình học, đặc biệt là những vấn đề còn tồn tại của sách giáo khoa. Bên cạnh đó, cần nâng cao nhận thức của học sinh và phụ huynh đối với việc học thêm. Việc học thêm có thể xuất phát từ bạn bè, các câu lạc bộ, trải nghiệm thực tế,...

Còn theo Luật sư Diệp Năng Bình, Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh nhìn nhận, việc dạy thêm đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong hệ thống giáo dục ở nhiều nơi. Sự biến tướng trong việc dạy thêm đã dẫn đến tình trạng tiêu cực ảnh hưởng đến học sinh và ngành giáo dục.

Một trong những hệ lụy tiêu cực của việc dạy thêm là sự ép buộc học sinh phải tham gia học thêm, đồng thời dạy trước chương trình, dạy theo cách học thuộc lòng để đạt điểm số cao. Điều này ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của học sinh, khi họ chỉ biết làm theo mà không thực sự hiểu bài. Thêm vào đó, tình trạng dạy thêm đang có dấu hiệu vì mục đích tài chính và thương mại có thể sẽ khiến cho việc dạy thêm trở nên không còn mang tính giáo dục mà biến thành hoạt động thương mại, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của học sinh.

Theo Luật sư Diệp Năng Bình, một số hệ lụy tiêu cực có thể xảy ra do việc dạy thêm không được quản lý và kiểm soát chặt chẽ, như: Ảnh hưởng đến áp lực tinh thần; học sinh có thể phải chịu áp lực cao từ việc phải tham gia học thêm để đạt thành tích cao, dẫn đến căng thẳng, lo lắng; làm bất bình đẳng trong giáo dục; học sinh không có điều kiện tham gia học thêm có thể bị tổn thương về tinh thần khi thấy khoảng cách giữa mình và những bạn học thêm; bị phụ thuộc; học sinh có thể trở nên phụ thuộc vào việc dạy thêm và đánh đổi sự tự học và khám phá bản thân; chỉ quan tâm đến điểm số, thành tích; việc dạy thêm nhằm mục đích đạt điểm số cao có thể làm mất đi ý nghĩa thực sự của việc học và phát triển cá nhân của học sinh...

Những hệ lụy này cần được nhà trường, phụ huynh, cộng đồng, tổ chức chính trị - xã hội và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chung tay cùng nhau giải quyết.

Cùng chuyên mục

Tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh và quản lý hoạt động học thêm
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 7/2/2025 gửi Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường chỉ đạo công tác tuyển sinh trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) và quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm.
Năm 2025 là năm khởi đầu thực hiện chiến lược phát triển giáo dục
Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, chia sẻ với báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, với ngành Giáo dục, năm 2025 sẽ là năm khởi đầu, năm tập trung tổ chức thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến năm 2045, nhằm sớm đạt được các mục tiêu mà Chiến lược đặt ra, góp phần quan trọng đưa đất nước tiến vào kỷ nguyên mới.
Chiến lược phát triển giáo dục: Đưa đại học Việt Nam thăng hạng quốc tế
Theo Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Việt Nam đặt mục tiêu đến năm 2030, có ít nhất 5 cơ sở giáo dục đại học nằm trong top 500 trường đại học tốt nhất thế giới và 5 cơ sở thuộc nhóm 200 trường đại học hàng đầu châu Á.
Chính phủ yêu cầu Bộ Giáo dục rà soát quy định dạy thêm
Văn phòng Chính phủ đã có văn bản số 597/VPCP-KGVX gửi các Bộ: Lao động - Thương binh và Xã hội; Y tế; Giáo dục và Đào tạo về việc xử lý thông tin phản ánh về quy trình tuyển dụng lao động; đăng ký thuốc; chương trình giáo dục phổ thông (trong đó có quy định về dạy thêm, học thêm).

Tin mới

Chi trả lương hưu qua chuyển khoản tại nhiều địa phương đạt trên 90%
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam thực hiện nhiều giải pháp đẩy mạnh chi trả các chế độ bảo hiểm, nhất là lương hưu bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt (chuyển khoản vào tài khoản ngân hàng) nhằm tối ưu hóa quy trình chi trả, đảm bảo tính minh bạch và tiện lợi cho người thụ hưởng.
Bỉ ứng phó với "đại dịch cúm tồi tệ nhất"
Số ca mắc bệnh cúm gia tăng đang khiến hệ thống y tế Bỉ rơi vào tình trạng báo động. Số lượt khám vì các triệu chứng giống cúm trong tuần này đã tăng gấp đôi so với đỉnh điểm của mùa cúm trước. Các chuyên gia y tế gọi đây là "đại dịch cúm tồi tệ nhất kể từ đại dịch COVID-19".
Dự thảo Luật Nhà giáo: Cần chấm dứt tình trạng dạy thêm
Theo các chuyên gia, việc dạy thêm có thể mang lại các lợi ích nhất định cho học sinh nếu được thực hiện đúng cách và dưới sự quản lý chặt chẽ. Bộ Giáo dục và Đào tạo cần hướng đến việc định rõ và quy định rõ ràng về hoạt động dạy thêm, đồng thời tập trung vào việc nâng cao chất lượng dạy thêm và đảm bảo rằng nó mang lại giá trị thực sự cho sự phát triển học tập của học sinh.