Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 07/03/2024 16:58 (GMT+7)

Hà Nội xin ý kiến xây 3 tòa nhà cao tầng khi cải tạo chung cư cũ Thành Công

Theo dõi GĐ&PL trên

Quận Ba Đình (Hà Nội) đề xuất xây 3 tòa nhà cao từ 21 - 29 tầng sau khi cải tạo, xây dựng lại 3 cụm nhà chung cư cũ trên địa bàn phường Thành Công

Tối 6/3, UBND quận Ba Đình tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cộng đồng dân cư về phương án quy hoạch chi tiết theo quy trình rút gọn cải tạo, xây dựng lại cụm nhà chung cư Thành Công gồm các tòa: G6A, G6B, G22, G23, G24. Trong số này, G6A là tòa nhà chung cư được đánh giá nguy hiểm cấp độ D.

Trình bày phương án quy hoạch, ông Đỗ Hà Thanh, Trưởng Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình, cho biết theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định số 69 của Chính phủ, tòa G6A Thành Công thuộc diện nhà chung cư phải phá dỡ để xây dựng lại nhà chung cư hoặc công trình khác theo quy hoạch.

tm-img-alt
Phối cảnh minh họa cụm nhà chung cư sau khi được cải tạo, xây dựng lại.

Tuy nhiên để đảm bảo tính đồng bộ trong cơ cấu sử dụng đất của toàn khu tập thể Thành Công và tính khả thi của việc thực hiện cải tạo xây dựng lại chung cư cũ nguy hiểm, UBND quận Ba Đình đã lập phương án đề xuất về tổng mặt bằng cụm nhà chung cư 5 tòa trên.

Tổng diện tích đất nghiên cứu là hơn 20.200m2, trong đó gồm hơn 3.000m2 đất trong chỉ giới đường đỏ và hơn 17.100m2 đất ngoài chỉ giới đường đỏ.

Về phần đất ngoài chỉ giới, quận dự kiến quy hoạch hơn 4.200m2 diện tích đất thấp tầng cải tạo chỉnh trang theo hiện trạng; hơn 3.800m2 diện tích đất thuộc trường mầm non, 566m2 đất cơ quan và gần 2.700m2 đất xây nhà tái định cư. Còn lại gần 5.800m2 đất để xây dựng công trình thương mại dịch vụ, không có chức năng ở.

Riêng khu đất đề xuất xây dựng chung cư cao tầng phục vụ tái định cư cho các hộ dân, quận dự kiến thuộc phần đất tòa G6A và G6B hiện nay.

Theo cơ cấu đề xuất, vị trí khu đất dành cho tái định cư có cạnh phía tây tiếp giáp với đường Nguyên Hồng với mặt cắt khoảng 27m và nhìn thẳng ra công viên Indira Gandhi (đang được nghiên cứu cải tạo thành công viên mở).

"Đây là vị trí có đường kết nối giao thông thuận tiện, có cảnh quan đẹp đem lại điều kiện sống tốt nhất cho các hộ dân tái định cư. Phương án hướng đến việc xây dựng nhà tái định cư có chất lượng tương đương nhà ở thương mại", theo thuyết minh của lãnh đạo Phòng Quản lý đô thị quận Ba Đình.

Theo phương án đề xuất của quận Ba Đình, tổng diện tích khu đất nghiên cứu quy hoạch khoảng hơn 20.000 mét vuông. Trong đó, toà chung cư cũ G6A sẽ phá dỡ toàn bộ; sau đó trên nền toà nhà này sẽ xây dựng chung cư tái định cư có 5 tầng đế và 24 tầng cao, toàn bộ người dân ở các toà nhà G6A, G6B, G22, G23, G24 sẽ tái định cư tại toà nhà này, khoảng 220 căn hộ, toà nhà cũng sẽ có khoảng 70 căn hộ sử dụng mục đích thương mại, dịch vụ.

Ông Thanh cho biết, do là chung cư nguy hiểm cấp độ D , người dân toà chung cư G6a phải di dời ngay để đảm bảo an toàn (đã di dời từ trước đó); người dân của toà G6b cũng sẽ di dời đến nơi tạm cư, chờ sau khi có chủ đầu tư làm dự án bố trí phù hợp.

Khi tòa chung cư tái định cư hoàn thành, ngoài người dân các nhà G6a, G6b, người dân ở nhà G22, G23, G24 cũng sẽ về tái định cư, bàn giao đất để chủ đầu tư xây dựng 2 toà nhà dịch vụ thương mại.

“2 toà nhà dịch vụ thương mại không có chức năng ở. Toà 1 gồm 18 tầng nổi, 3 tầng hầm; toà thứ 2 gồm 24 tầng nổi và 4 tầng hầm”, ông Thanh nói đồng thời cho biết, phương án sơ bộ này được đưa ra để lấy ý kiến góp ý của người dân, trên cơ sở đó sẽ trình lên cấp có thẩm quyền nghiên cứu phê duyệt.

Đại diện một số hộ dân cho ý kiến tại hội nghị. Bà Đỗ Kim Vinh (cư dân nhà 104 tòa G6A Thành Công) cho biết gia đình bà cùng nhiều hộ dân đã đi tạm cư được tròn 6 năm, đón 7 cái Tết tại nơi tạm cư. Vì vậy hơn ai hết, những hộ dân tại đây mong mỏi phương án cải tạo trên sẽ được triển khai.

Bày tỏ sự đồng tình với chủ trương của thành phố về cải tạo lại chung cư cũ trên địa bàn song bà Vinh băn khoăn về phương án cải tạo, xây dựng nhà tái định cư cho các hộ dân của cả 5 tòa nhà lại chỉ có diện tích gần 2.700m2.

tm-img-alt
Bà Đỗ Kim Vinh đại diện cho một số hộ dân ở tòa G6A Thành Công nêu ý kiến tại hội nghị.

"Chúng tôi đề nghị thành phố và chủ đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo chất lượng với mặt bằng trên khu đất vàng có giá trị, đồng thời đền bù hệ số k (hệ số đền bù) thỏa đáng cho người dân chúng tôi", bà Vinh nêu kiến nghị.

Ông Nghiêm Xuân Tuy (nhà G6a) cũng cho biết, đã đi tạm cư từ cuối năm 2017, rất phấn khởi khi thấy có tiến triển mới của việc cải tạo lại chung cư cũ . Ông Tuy cho rằng, 3 toà nhà trong phương án quy hoạch đều rất “đắc địa”, nhưng lo ngại chất lượng tòa nhà tái định cư không bằng 2 tòa nhà thương mại, dịch vụ.

Ông Tuy cùng nhiều người dân đề xuất, cần tái định cư xen kẽ trong cả 3 toà nhà, không nên tách rời, để vừa đảm bảo chất lượng các toà nhà tương đương nhau, vừa đảm bảo người dân được tái định cư tại chỗ...

Giải thích thêm một số nội dung người dân băn khoăn, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết hầu hết cư dân ở tòa G6A Thành Công đã di dời. Do đó, quận tính toán sẽ khởi công xây dựng công trình trên phần đất của tòa G6A và G6B trước.

Liên quan đến hệ số đền bù, ông Chiến cho biết sau khi quy hoạch được phê duyệt, quận sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư và tiếp tục mời người dân đến để làm việc với các nhà đầu tư.

tm-img-alt
Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến giải thích thêm một số nội dung người dân băn khoăn.

Lúc này, nhà đầu tư sẽ cam kết chất lượng, tiến độ, chủng loại vật liệu, đưa ra thỏa thuận về hệ số k và chính người dân sẽ lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với nguyện vọng.

Theo ông Chiến, nếu các công đoạn lấy ý kiến người dân, phê duyệt phương án được thuận lợi, dự kiến trong năm 2024, người dân có thể lựa chọn nhà đầu tư cho dự án cải tạo này.

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Thông qua tọa đàm “Ô nhiễm không khí và giao thông: Cơ hội và thách thức cho Việt Nam và thế giới” trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ VinFuture 2024, sẽ diễn ra ngày 5/12 tới, những phát hiện mới cùng những kinh nghiệm kiểm soát ô nhiễm tại các thành phố lớn được các chuyên gia hàng đầu thế giới chia sẻ hứa hẹn sẽ giúp Việt Nam xây dựng chiến lược hiệu quả hơn trong việc cải thiện chất lượng không khí đô thị.