Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ năm, 30/09/2021 07:14 (GMT+7)

Hà Nội: Kiến nghị cho xe buýt nội đô hoạt động trở lại từ 1/10

Theo dõi GĐ&PL trên

Ngày 29/9, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội có văn bản kiến nghị UBND thành phố cho xe buýt hoạt động trở lại từ ngày 1/10.

Văn bản do Chủ tịch Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội Nguyễn Trọng Thông ký cho biết, khi dịch COVID-19 bùng phát trở lại lần thứ 4, xe buýt tại Hà Nội đã dừng hoạt động từ 18/7 đến nay (2 tháng rưỡi).

Trước tình hình phòng, chống dịch hiệu quả trên địa bàn, từ 21/9 và 28/9, Thành phố đã 2 lần nới lỏng một số dịch vụ và sinh hoạt song xe buýt vẫn chưa được hoạt động. Hệ lụy nhãn tiền là phương tiện cá nhân tham gia giao thông tăng, dẫn đến tình trạng xung đột, ùn ứ, rối loạn giao thông xảy ra trong thời gian thực hiện Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ như vừa qua.

tm-img-alt
Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội có văn bản kiến nghị UBND thành phố cho xe buýt hoạt động trở lại từ ngày 1/10. (Ảnh: Internet).

Theo Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội, trong bối cảnh lái phụ xe và người lao động trong các đơn vị vận hành buýt hầu hết đã được tiêm vắc xin, để giảm áp lực cho giao thông thành phố, giải quyết khó khăn cho người lao động trên lĩnh vực vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) đang phải nghỉ việc nhiều tháng nay, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội khẩn thiết đề nghị thành phố cho phép lĩnh vực vận tải hành khách công cộng hoạt động trở lại từ ngày 1/10.

“Khi đi vào hoạt động, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt phải tuân thủ các điều kiện kèm theo, như: người phục vụ đã được tiêm vắc xin, phương tiện được khử khuẩn; hành khách và lái phụ tuân thủ nguyên tắc “5K” trong phòng chống dịch của Bộ Y tế”, Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội, nêu.

Đồng thời Hiệp hội Vận tải hành khách công cộng Hà Nội cũng kiến nghị các đơn vị liên quan sớm ban hành hướng dẫn cụ thể việc thực hiện Nghị quyết số 03/2021/UBTVQH15 ngày 24/9/2021 về việc Ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Cùng chuyên mục

Tin mới

Người dân cần nâng cao cảnh giác với tình trạng lừa đảo kêu gọi ủng hộ từ thiện qua mạng xã hội
Theo đại diện Bộ Công an, việc cá nhân, tổ chức đứng ra kêu gọi ủng hộ, hỗ trợ những trường hợp khó khăn, gặp bệnh hiểm nghèo là nghĩa cử cao đẹp, nhân văn, đúng với truyền thống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo cần phải tuân thủ theo đúng quy định pháp luật.