Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 28/02/2024 14:40 (GMT+7)

Hà Nội dự kiến sáp nhập nhiều đơn vị hành chính

Theo dõi GĐ&PL trên

Hà Nội đề xuất phương án sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo hướng giảm 2, 3 phường trên mỗi quận: Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Đống Đa và Long Biên.

tm-img-alt
Ảnh minh họa.

Theo phương án tổng thể sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của Hà Nội giai đoạn 2023-2025, các quận, huyện, thị xã có đơn vị hành chính cấp xã phải sáp nhập gồm: Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Đông, Đống Đa, Long Biên, Đan Phượng, Thường Tín, Quốc Oai và Sơn Tây.

Trong đó, quận Đống Đa dự kiến sáp nhập 6 phường thành 4 phường. Cụ thể, nhập Khâm Thiên và Trung Phụng thành một phường mới. Một phần phường Ngã Tư Sở sáp nhập vào Khương Thượng, còn lại vào Thịnh Quang. Một phần phường Trung Tự được sáp nhập với Phương Liên, phần còn lại nhập vào Kim Liên.

Ở quận Hai Bà Trưng, thành phố đề xuất nhập 7 phường thành 4 phường. Trong đó, phường Đồng Nhân và Đống Mác thành đơn vị hành chính mới. Một phần phường Cầu Dền vào Bách Khoa, còn lại sáp vào phường Thanh Nhàn. Phường Quỳnh Lôi được sáp nhập vào Bạch Mai.

Tại quận Thanh Xuân, 4 phường được đề xuất sáp nhập thành 2 phường: Thanh Xuân Bắc với Thanh Xuân Nam, Hạ Đình với Kim Giang.

Quận Hà Đông, thành phố dự kiến sáp nhập 3 phường Yết Kiêu, Nguyễn Trãi, Quang Trung thành đơn vị hành chính mới.

Tại quận Long Biên, 3 phường được sáp nhập để giảm còn 2 phường. Trong đó, một phần diện tích phường Sài Đồng dự kiến sáp nhập vào Phúc Đồng và phần còn lại vào phường Phúc Lợi...

Với thị xã Sơn Tây, phương án sáp nhập 3 phường vào một gồm: Lê Lợi, Ngô Quyền, Quang Trung. Ở các huyện, Ứng Hòa sẽ sáp nhập 14 xã thành 5 xã. Các huyện còn lại là Đan Phượng, Thường Tín và Quốc Oai cùng có phương án giảm 4 xã.

Hà Nội hiện có 30 đơn vị hành chính cấp huyện, 579 đơn vị hành chính cấp xã. Trong giai đoạn 2023-2025, qua rà soát và đối chiếu với các tiêu chí, Hà Nội dự kiến có 173 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.

Cùng chuyên mục

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 12
Sửa quy định bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai; hồ sơ thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện; mức giảm giá tối đa đối với hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại;… là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Đăng ký thường trú cho trẻ trong 60 ngày kể từ khi đăng ký khai sinh
Trong thời hạn tối đa 60 ngày, kể từ ngày được đăng ký khai sinh thì bố mẹ hoặc người giám hộ, chủ hộ phải làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo thông tin về cư trú cho người chưa thành niên. Nếu bố mẹ không có cả nơi thường trú và tạm trú thì phải khai báo thông tin về nơi cư trú cho người chưa thành niên.

Tin mới

Tăng gắn kết với doanh nghiệp, nâng hiệu quả đào tạo nghề
Đích đến của giáo dục nghề nghiệp là cung ứng lực lượng lao động trực tiếp chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu thị trường lao động. Do đó, đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, gắn kết với đơn vị sử dụng lao động là giải pháp quan trọng, rút ngắn khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành trong đào tạo, nâng cao chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề.
Chi phí định cư Canada bao nhiêu tiền?
Chi phí định cư Canada là vấn đề cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng trước khi bắt đầu cuộc sống mới tại quốc gia này. Thực tế, chi phí định cư Canada bao gồm rất nhiều khoản, nếu không có sự chuẩn bị chu đáo, quý vị khó có thể yên tâm trong hành trình an cư Canada. Bài viết dưới đây tổng hợp chi phí định cư Canada cần thiết để quý vị có thể chuẩn bị cho hành trình sắp tới.
Hướng dẫn mới về giấy khám sức khỏe đối với người điều khiển xe máy chuyên dùng từ 01/01/2025
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 36/2024/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô; cơ sở dữ liệu về sức khỏe của người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng.