Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ hai, 13/11/2023 13:26 (GMT+7)

Hà Nội dự kiến quy hoạch 12.000 ha đất làm khu, cụm công nghiệp

Theo dõi GĐ&PL trên

TP Hà Nội vừa công bố đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 để lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đại diện cộng đồng dân cư, trong đó có đưa ra phương án phát triển các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn.

Cụ thể, Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp với tổng diện tích 5.594 ha và 194 cụm công nghiệp với tổng diện tích 7.082 ha.

Đối với phát triển khu công nghiệp, thành phố sẽ phát triển và mở rộng 22 khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn (gồm 17 KCN đã phê duyệt và 5 KCN bổ sung); rút ra khỏi danh mục quy hoạch KCN TP Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đối với 14 KCN với tổng diện tích 2.849,96 ha, gồm: 4 KCN tại huyện Sóc Sơn, hai KCN tại huyện Thanh Oai và tại các huyện Phú Xuyên, Mê Linh, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Chương Mỹ, Thường Tín, thị xã Sơn Tây, mỗi địa phương một KCN; đồng thời, chuyển đổi chức năng KCN Hà Nội - Đài Tư tại quận Long Biên (diện tích 40 ha).

Về định hướng phát triển khu công nghệ cao, Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2030, Khu công nghệ cao Hòa Lạc cơ bản hoàn thành mục tiêu xây dựng và đi vào hoạt động hoàn chỉnh, vận hành theo mô hình đô thị thông minh, góp phần xây dựng thành phố đổi mới sáng tạo Hòa Lạc;

Đối với Khu công nghệ cao sinh học quận Bắc Từ Liêm, hoàn thành các thủ tục đầu tư, phê duyệt quy hoạch phân khu xây dựng và đưa Khu công nghệ cao sinh học vào đầu tư xây dựng trước năm 2025; hoàn thành đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào, phấn đấu thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh từ năm 2025 với diện tích giai đoạn một khoảng 45 ha.

Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 cũng đưa ra nội dung điều chỉnh mô hình phát triển khu công nghiệp. Theo đó, Hà Nội hình thành 4 vùng phát triển công nghiệp tập trung, gồm: Vùng phía Bắc (đẩy mạnh liên kết vùng và hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng), vùng phía Đông (tiếp tục phát triển mở rộng các khu công nghiệp kết nối với cảng Hải Phòng, vùng phía Nam (phát triển hành lang kinh tế Bắc - Nam dọc quốc lộ 1A), vùng phía Tây (Hòa Lạc, Xuân Mai) (gắn với vùng kinh tế Tây Bắc và đường Hồ chí Minh).

Tổng hợp diện tích đất khu công nghiệp, khu công nghệ cao Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 và sau năm 2030:

Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp và 194 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 12.000 ha
(Ảnh chụp màn hình từ dự thảo quy hoạch).

Khu công nghiệp Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 và sau năm 2030:

Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp và 194 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 12.000 ha
(Ảnh chụp màn hình từ dự thảoquy hoạch).
Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp và 194 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 12.000 ha
(Ảnh chụp màn hình từ dự thảoquy hoạch).
Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp và 194 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 12.000 ha
(Ảnh chụp màn hình từ dự thảoquy hoạch).
Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp và 194 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 12.000 ha
(Ảnh chụp màn hình từ dự thảoquy hoạch).

Về định hướng phát triển các cụm công nghiệp (CCN), giai đoạn đến năm 2030, Hà Nội dự kiến giữ nguyên diện tích 59 CCN với tổng diện tích 1.508,4 ha; điều chỉnh (tăng/giảm) diện tích 78 cụm công nghiệp với tổng diện tích 2.700,1 ha (tăng thêm 1.315 ha so với quy hoạch trước đây là 1.384,7 ha); loại khỏi danh mục 23 CCN (tổng diện tích 300,6 ha); bổ sung thêm (quy hoạch mới) vào danh mục quy hoạch các CCN TP Hà Nội 39 CCN với tổng diện tích 1.584 ha.

Diện tích đất CCN Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030 và sau năm 2030:

Hà Nội dự kiến quy hoạch 22 khu công nghiệp và 194 cụm công nghiệp tổng diện tích hơn 12.000 ha
(Ảnh chụp màn hình từ dự thảo quy hoạch).

Cùng chuyên mục

Bộ Tài chính đề xuất giảm 30% tiền thuê đất năm 2024
Sau khi lấy ý kiến rộng rãi từ các bộ, ngành, địa phương, Bộ Tài chính đã đề xuất chọn phương án giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 vì phương án này phù hợp với tình hình diễn biến mới về kinh tế - xã hội của cả nước.
Thanh tra Chính phủ kết luận nhiều vi phạm về đất đai ở Phú Yên
Ngày 9/10, Thanh tra Chính phủ ban hành Thông báo Kết luận thanh tra 2094/TB-TTCP về trách nhiệm của UBND tỉnh Phú Yên khi để xảy ra các khuyết điểm trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; việc chấp hành chính sách pháp luật trong quản lý, sử dụng đất đai, khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng.
Hà Nội sẽ công khai những người bỏ cọc đấu giá đất
Mới đây, UBND TP. Hà Nội đã ban hành văn bản gửi tới các sở, ngành, các quận, huyện, thị xã về công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Theo đó, Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền. Sau đó, danh sách này sẽ được công khai trên trang thông tin của các huyện, Sở Tài nguyên và Môi trường.
Phú Thọ: Cần giám định nguyên nhân sự cố sập cầu Phong Châu
Theo Sở GTVT tỉnh Phú Thọ, do ảnh hưởng của bão số 3 gây mưa lũ, nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy xiết đã làm thay đổi địa hình, địa mạo dưới lòng sông khu vực cầu Phong Châu, kéo đổ trụ T7 làm sập 2 nhịp dàn chính của cầu vào 9/9/2024

Tin mới

Hà Nội sắp rét hơn 10 độ C
Do ảnh hưởng của đợt không khí lạnh mạnh sắp về miền Bắc, nhiệt độ ở Thủ đô Hà Nội có thể sẽ giảm hơn 10 độ C vào ngày cao điểm (dự kiến ngày 28/11).
Đề xuất bệnh viện hạng I có thêm 02 năm để triển khai hồ sơ bệnh án điện tử
Bộ Y tế hiện đang hoàn thiện dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 46/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định hồ sơ bệnh án điện tử. Trong đó, dự thảo này đề xuất sửa đổi, bổ sung khoản 1, khoản 2 của Điều 20 Thông tư 46/2018/TT-BYT về lộ trình thực hiện bệnh án điện tử, như sau: Đến ngày 31/12/2025, tất cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên toàn quốc phải áp dụng hồ sơ bệnh án điện tử tại đơn vị.