Hotline: 0942 368 555 Email: [email protected]
Thứ tư, 17/08/2022 07:56 (GMT+7)

Hà Nội đề xuất vị trí cầu Mễ Sở trên tuyến vành đai 4

Theo dõi GĐ&PL trên

Cầu Mễ Sở sẽ bắc qua sông Hồng, thuộc vành đai 4, kết nối huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên) và huyện Thường Tín (TP Hà Nội).

UBND TP. Hà Nội mới đây đề xuất Bộ Giao thông Vận tải xem xét vị trí xây cầu Mễ Sở trên vành đai 4, cách trạm bơm Hồng Vân, huyện Thường Tín, khoảng 600 m về phía hạ lưu. Ở huyện Văn Giang, đường dẫn lên cầu chạy qua các xã Mễ Sở, Thắng Lợi và cạnh đường dây điện 500KV.

Điểm đầu dự án sẽ là nút giao giữa quốc lộ 1A và vành đai 4, điểm cuối là nút giao giữa cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với vành đai 4. Cầu và đường dẫn dài gần 14 km.

Sau khi hình thành, cầu Mễ Sở sẽ mở ra hướng đi mới cho phương tiện từ trung tâm Hà Nội đến huyện Văn Giang và ngược lại thay vì đi hướng cầu Thanh Trì như trước đây. Hiện người dân khu vực này vẫn lưu thông qua bến phà Mễ Sở.

Cầu Mễ Sở còn tạo nên sự kết nối giữa hai cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ và Hà Nội - Hải Phòng, góp phần làm giảm thiểu lượng phương tiện vào nội đô Hà Nội.

Phản hồi về đề xuất của Hà Nội, Bộ GTVT thống nhất về nguyên tắc vị trí cầu Mễ Sở như trên, do phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia cũng như chủ trương đầu tư dự án vành đai 4 được Quốc hội thông qua.

Ngoài ra, phương án trên được cho là phù hợp và kết nối đồng bộ với hướng tuyến đường vành đai 4 trên địa phận tỉnh Hưng Yên, không ảnh hưởng đến khu di tích quốc gia và không phải di dời đường điện cao thế trong khu vực.

Bộ GTVT đề nghị UBND Hà Nội nghiên cứu và quyết định vị trí cầu Mễ Sở trong dự án theo thẩm quyền, phù hợp với quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng.

tm-img-alt
Vị trí dự kiến xây dựng cầu Mễ Sở. (Ảnh: Internet)

Trong các bước tiếp theo, thành phố cần tiếp tục khảo sát chi tiết, nghiên cứu, so sánh cụ thể các phương án thiết kế để chuẩn xác vị trí cầu Mễ Sở, bảo đảm kinh tế, kỹ thuật, mỹ thuật và phát huy hiệu quả đầu tư công trình.

Hà Nội cũng cần thỏa thuận và thống nhất với UBND tỉnh Hưng Yên về vị trí cầu Mễ Sở.

Theo quy hoạch, 6 cầu đường bộ qua sông Hồng sẽ xây mới gồm: Hồng Hà, Mễ Sở trên vành đai 4 (quy mô 6 làn xe cao tốc, 2 làn hỗn hợp); Thượng Cát và Ngọc Hồi trên vành đai 3,5 (6 làn cơ giới, 2 làn hỗn hợp); cầu Tứ Liên kết nối các tuyến đường trục chính đô thị dọc hành lang hai bên sông Hồng (6 làn cơ giới, 2 làn hỗn hợp); cầu Trần Hưng Đạo kết nối đường Trần Hưng Đạo sang khu vực quận Long Biên (quy mô 6 làn cơ giới, 2 làn hỗn hợp).

Trước đó, UBND Hà Nội cho biết theo định hướng Quy hoạch chung xây dựng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050, cầu Mễ Sở được đặt tại vị trí nằm cách trạm bơm Hồng Vân khoảng 200 m về phía hạ lưu.

Nhưng theo phương án này, đường vành đai 4 đầu cầu đoạn trên địa phận Hà Nội sẽ cắt qua khu di tích quốc gia chùa Xâm Động, nằm trong hành lang an toàn tuyến điện cao thế 500 Kv và 220 Kv hiện có, phải di dời cột điện khi thi công xây dựng tuyến đường.

Đặc biệt, vị trí cầu theo phương án này không khớp nối được với đường đầu cầu phía tỉnh Hưng Yên đã triển khai cắm mốc giới và quy hoạch các dự án đầu tư hai bên đường. Do đó, thành phố đưa ra phương án đề xuất khác.

Cầu Mễ Sở dự kiến có kinh phí đầu tư khoảng trên 4.800 tỷ đồng với chiều dài và đường dẫn 13,8 km. Cùng với cầu Hồng Hà, cầu Mễ Sở sẽ được thiết kế để tuyến đường sắt vành đai Hà Nội chạy qua.

Cùng chuyên mục

Luật Đất đai 2024: Bỏ khung giá đất - lành mạnh hóa thị trường đất đai
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Tin mới

Ngân hàng thương mại có thể bị cấm bán bảo hiểm liên kết đầu tư
Ngân hàng Nhà nước đang dự thảo Thông tư quy định việc cấp đổi Giấy phép, cấp bổ sung nội dung hoạt động vào Giấy phép và một số quy định về tổ chức, hoạt động của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện tại Việt Nam của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng.
Đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC
Các chuyên gia, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC và đề nghị triển khai các giải pháp quyết liệt nâng hạng thị trường chứng khoán.
Những đối tượng có thể được sử dụng thẻ ngân hàng
Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước; người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi không bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự được sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước.